Đàm phán thất bại, Facebook bất ngờ buông bản quyền ngoại hạng Anh

Cuộc đua bản quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh ở Việt Nam vẫn chưa ngã ngũ.
Cuộc đua bản quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh ở Việt Nam vẫn chưa ngã ngũ.
(PLVN) - Đàm phán phát sóng Giải bóng đá ngoại hạng Anh (EPL) tại Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam trong 3 mùa 2019 - 2022 của Facebook sụp đổ, “mở đường” cho các nhà đài bước vào cuộc đua giành quyền phát sóng tại Việt Nam.

Tháng 5/2018, Facebook khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi vượt mặt các đài truyền hình lớn như BeIN Sports và Fox Sports Asia để đạt thỏa thuận mua bản quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh trên nền tảng Internet với giá trị 200 triệu bảng (264 triệu USD). Facebook được cho là đã trả giá cao hơn rất nhiều so với các đối thủ về bản quyền phát sóng EPL cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Facebook cũng đã đạt được thỏa thuận ban đầu phát sóng tại Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Thỏa thuận được thực hiện tính từ mùa giải 2019 - 2020 và sẽ kéo dài trong 3 mùa giải.

Từ đó đến nay, trong suốt 8 tháng qua, các luật sư của Facebook đã cùng Ban Tổ chức đàm phán các vấn đề cụ thể. Với tư cách là bên trả giá cao nhất, Facebook cũng đồng thời có một khoảng thời gian đàm phán độc quyền, nhưng cuộc đàm phán giữa hai bên đã lâm vào bế tắc. Cuối cùng, sau 8 tháng làm việc giữa luật sư của hai bên, một số bất đồng đã không thể thống nhất, dẫn đến các bên quyết định chấm dứt đàm phán mà không đi đến kết luận cuối cùng.

Như vậy, ngay sau khi thương vụ này đổ bể, Ban Tổ chức Premier League sẽ phải trở lại thị trường để tìm kiếm đối tác có thể mua bản quyền giải đấu ở khu vực này. Đây là bài toán khó cho Premier League trong bối cảnh mùa giải mới 2019 - 2020 sẽ khởi tranh vào tháng 8/2019.

Bản quyền phát sóng EPL luôn là “món hàng hot” của các nhà đài. Chính vì vậy, việc Facebook buông bỏ bản quyền EPL, đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội cho tất cả nhà đài trong bối cảnh cạnh tranh truyền hình trả tiền khốc liệt hiện nay và chắc chắn, các nhà đài có tiềm lực sẽ  không bỏ lỡ cơ hội này.

Theo quy định của EPL, hiện các nhà đài phải mua bản quyền kênh truyền hình quốc tế thông qua các đại lý phân phối là doanh nghiệp trong nước, để đảm bảo Nhà nước quản lý và thu được thuế từ các doanh nghiệp này, và Ban Tổ chức EPL chỉ bán độc quyền cho 1 đại lý Việt Nam.

Trong khi đó, phí bản quyền truyền hình giải ngoại hạng Anh gần như là món hàng đắt nhất hành tinh. Hơn 10 năm trước, giá phí bản quyền truyền hình mới chỉ 2 triệu USD cho 3 mùa giải, thì hiện giờ, phí bản quyền truyền hình đã là 46 triệu USD, cao gấp 23 lần. Vì thế, không dễ để nhà đài có đủ năng lực tài chính mua bản quyền.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trao giải Vàng giải thưởng Make in Viet Nam 2024. (Ảnh: T. Anh)

71 sản phẩm nhận giải thưởng Make in Viet Nam 2024

(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội ngày 15/1, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 cho 71 giải pháp công nghệ số xuất sắc.

Đọc thêm

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025
(PLVN) - Intel tiếp tục tiên phong nâng cao giới hạn hiệu năng và khả năng tiết kiệm năng lượng cho cả doanh nghiệp và người dùng cá nhân khi sử dụng các ứng dụng AI, mở ra kỷ nguyên mới của điện toán AI.

Thị trường lao động dưới tác động của AI

Con người và AI không nhất thiết là đối thủ, mà có thể hợp tác để tạo ra giá trị lớn hơn. (Ảnh: AI)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề trên toàn thế giới nhưng đồng thời cũng gây ra sự biến đổi lớn trong các xu hướng nghề nghiệp. Ảnh hưởng này đặt ra nhiều thách thức cho lao động trên toàn cầu và cả tại Việt Nam.

Lo ngại về 'căn bệnh toàn cầu mới' do công nghệ

Cuộc cách mạng công nghệ AI đang định hình lại thị trường lao động toàn cầu. (Ảnh: istock)
(PLVN) - Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang đến những cơ hội đột phá mà còn đặt ra thách thức lớn đối với lực lượng lao động toàn cầu. Nhiều quốc gia đã triển khai nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Sống trong thế giới AI

Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại một sự kiện. (Ảnh: N.Y)
(PLVN) - Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, từng là “ngôi sao” công nghệ. Gần đây, ông nổi tiếng với những bài giảng về AI và cách thức làm việc, kinh doanh, ứng xử với người trẻ…

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một robot mới từ Trung Quốc đang gây chú ý khi có thể thực hiện các kỹ thuật massage truyền thống như một chuyên gia thực thụ. Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Giao Thông Thượng Hải và Đại học Khoa học Thượng Hải, robot này hứa hẹn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và các trung tâm trị liệu.

Khám phá sức mạnh hạ tầng IDC: Nền tảng cho chuyển đổi số quốc gia

VNPT IDC Hoà Lạc - Trung tâm Dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam.
(PLVN) - Các trung tâm dữ liệu (Internet Data Center - IDC) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung. Tập đoàn VNPT với hệ thống 8 trung tâm dữ liệu hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu của khách hàng mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Start-up Trung Quốc sản xuất hàng loạt robot đa năng

Agibot giới thiệu những con robot được sản xuất hàng loạt của mình trong một video. (Ảnh: Agibot)
(PLVN) - Agibot, một start-up về robot của Trung Quốc ra mắt vào tháng 2 năm 2023, đã gây chú ý lớn trong ngành khi thông báo đã bắt đầu sản xuất hàng loạt robot đa năng. Trong khi đó, Tesla – gã khổng lồ xe điện của Mỹ – dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt robot hình người vào năm 2026.

Albania cấm TikTok trong vòng 1 năm

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Lệnh cấm nhắm đến việc tăng cường an toàn trong trường học, sau khi một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vào tháng 11. Theo truyền thông địa phương, vụ việc bắt nguồn từ những tranh cãi trên mạng xã hội, với các video cổ xúy bạo lực giữa trẻ vị thành niên xuất hiện trên TikTok...

Sáng kiến an ninh mạng vươn tầm quốc tế

Đại tá Nguyễn Tiền Giang, UVBTV, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 86 tặng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia các cuộc thi, giải thưởng trong nước và quốc tế. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Trước bối cảnh quốc tế đầy biến động, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên không gian mạng ngày càng đối mặt nhiều thách thức, từ sự phức tạp của các hệ thống mạng trọng yếu, nguy cơ gia tăng các cuộc tấn công mạng tinh vi đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn cao. Thực tế yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội phải không ngừng nâng cao năng lực, sáng tạo trong cách tiếp cận, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ thế giới, góp phần xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc trên mặt trận số.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng toàn cầu

EU thúc đẩy hợp tác xây dựng khả năng phòng thủ mạng hiệu quả trong liên minh. (Ảnh: europeanfiles.eu)
(PLVN) - Kỷ nguyên số hóa đã mở ra một chương mới trong cách các quốc gia vận hành và bảo vệ chủ quyền. Từ việc xây dựng chính phủ số để cải thiện hiệu quả quản lý, đến chuyển đổi số trong quân đội nhằm nâng cao sức mạnh quốc phòng, các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh mạng trước các mối đe dọa toàn cầu ngày càng phức tạp.