Đám cưới độc đáo của cô dâu xứ vải thiều Lục Ngạn

"Đám cưới mùa vải chín"
"Đám cưới mùa vải chín"
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh về một đám cưới "độc nhất vô nhị" ở Lục Ngạn, Bắc Giang thu hút sự chú ý của công chúng. Bằng tình yêu quê hương, đất nước, gia đình cô dâu ở huyện Lục Ngạn đã dùng 100 chùm vải thiều trang trí đám cưới. Ngay sau khi được đăng tải, hình ảnh của đám cưới này nhanh chóng được dân tình hết lời khen vì quá đẹp lại còn thiết thực.

Được biết, đám cưới này của chú rể Hoàng Đức Mạnh (sinh năm 1994), xã Thanh Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang và cô dâu Trần Diệp Anh (sinh năm 2000) ở tổ dân phố Lê Hồng Phong, thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang diễn ra vào ngày 15/6/2023.

Đám cưới của chú rể Hoàng Đức Mạnh và cô dâu Trần Diệp Anh

Đám cưới của chú rể Hoàng Đức Mạnh và cô dâu Trần Diệp Anh

Cô dâu Diệp Anh cho biết, cô khá bất ngờ khi những hình ảnh tại đám cưới của mình được cộng đồng mạng quan tâm. Người đưa ra ý tưởng làm cổng rạp cưới trang trí bằng vải thiều tươi chính là mẹ của cô.

Cô dâu Diệp Anh trang trí 100 chùm vải tươi làm cổng rạp.

Cô dâu Diệp Anh trang trí 100 chùm vải tươi làm cổng rạp.

Bà Trần Thị Minh Toàn (48 tuổi) (mẹ của cô dâu) cho biết, do tổ chức cưới cho con gái đầu lòng vào mùa vải và là người rất yêu quê hương nên bà muốn làm điều gì đó thật ý nghĩa.

“Đám cưới của hai con tôi diễn ra đúng vụ thu hoạch vải thiều. Nhân dịp này, gia đình chúng tôi cũng muốn quảng bá, lan tỏa hình ảnh, thương hiệu vải thiều Lục Ngạn đến bạn bè, du khách mọi nơi”, bà Toàn chia sẻ.

Bà Toàn (đứng thứ 2 bên phải) chụp cùng bạn bè bên chiếc cổng hoa đám cưới độc lạ.

Bà Toàn (đứng thứ 2 bên phải) chụp cùng bạn bè bên chiếc cổng hoa đám cưới độc lạ.

Để thực hiện được cổng rạp cưới đặc biệt này, bà Toàn đã thuê khung cổng chuyên dùng để kết hoa, trang trí đám cưới từ cửa hàng, sau đó nhờ bạn bè và người thân tự đóng khung bản đồ Việt Nam, tính toán cách bài trí và ước lượng số vải cần mua.

Hơn 100kg vải thiều được chia làm hai phần, một nửa trang trí cổng hoa, số còn lại được bó chặt, kết thành hình bản đồ Việt Nam, một số chùm được đặt bên cạnh biểu tượng cho hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Bản đồ đất nước Việt Nam hình chữ "S" đầy đủ Hoàng Sa - Trường Sa được trang trí bằng vải thiều

Bản đồ đất nước Việt Nam hình chữ "S" đầy đủ Hoàng Sa - Trường Sa được trang trí bằng vải thiều

Vì sợ để qua đêm quả vải thiều có thể bị thâm, dễ héo, các chùm vải thiều đã được gia đình cô dâu cử người trông nom, cách 15 phút lại xịt nước một lần để cấp ẩm, đồng thời tuyệt đối tránh gió quạt, điều hòa.

Cách 15 phút, những chùm vải thiều lại xịt nước một lần để cấp ẩm

Cách 15 phút, những chùm vải thiều lại xịt nước một lần để cấp ẩm

Bà Toàn cũng cho biết thêm rằng điểm nhấn bông hoa màu vàng trên bản đồ chính là tỉnh Bắc Giang, người dân quê hương Lục Ngạn rất vất vả để trồng vải, nhưng họ cũng phụ thuộc nhiều vào việc tiêu thụ, bà và tất cả người dân trồng vải thiều đều muốn được quảng bá, tiêu thụ ở thị trường trong nước và cả trên thế giới.

Điểm nhấn bông hoa màu vàng trên bản đồ chính là tỉnh Bắc Giang,

Điểm nhấn bông hoa màu vàng trên bản đồ chính là tỉnh Bắc Giang,

Sau đám cưới, gia đình cô dâu gửi tặng toàn bộ số vải gắn trên cổng hoa cho bạn bè đến từ địa phương khác thay lời cảm ơn.

Sau đám cưới, gia đình cô dâu gửi tặng toàn bộ số vải cho bạn bè

Sau đám cưới, gia đình cô dâu gửi tặng toàn bộ số vải cho bạn bè

Lục Ngạn là một trong những địa phương nổi tiếng với trái vải thiều. Sản vật này không chỉ được yêu thích ở thị trường trong nước mà hầu khắp các thị trường lớn như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc… Tháng 4/2023, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập vải thiều Lục Ngạn lọt vào danh sách đặc sản Việt Nam đạt kỷ lục châu Á theo bộ tiêu chí giá trị ẩm thực châu Á.

Năm 2023, Lục Ngạn có tổng diện tích trên 17.000ha trồng vải chuyên canh, trong đó có gần 13.500ha áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP; gần 4.000ha vải chín sớm; dự kiến sản lượng quả tươi toàn huyện đạt khoảng 98.000 tấn, trong đó vải chín sớm đạt sản lượng khoảng 25.000 tấn; thời vụ thu hoạch bắt đầu từ ngày 25/5 đến cuối tháng 7/2023.

Đọc thêm

“Kho báu” văn hóa trong đời sống

Thủ tướng Phạm Minh Chính với Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín. (Ảnh:xaydungdang.org.vn).
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến
(PLVN) - Là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi lắng đọng tinh hoa văn hóa ngàn năm, Phố Hiến - Hưng Yên, hiện vẫn còn lưu lại dấu ấn đậm nét về thời kỳ Hùng Vương, Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân, tại phường Lam Sơn, TP Hưng Yên, thờ vị vua sơ khai mở đầu cho 18 đời vua Hùng Vương dựng nước, gắn với truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Phú Thọ tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ

Phần tế được cử hành theo nghi lễ truyền thống, trang trọng, thành kính
(PLVN) - Ngày 14/4 (tức mùng 6/3 âm lịch), tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền Mẫu Âu Cơ thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài đã tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Huyện Quốc Oai đón Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Bằng công nhận lễ hội truyền thống chùa Thầy là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Kim Nhuệ - Hà Nội mới)
(PLVN) - Tối 12/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) diễn ra Lễ khai hội chùa Thầy, đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Lễ hội chùa Thầy và khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch, Xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024 với chủ đề “Quốc Oai-khơi nguồn di sản".