Đảm bảo tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản công khai, minh bạch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Thời gian qua, thực tiễn quản lý cho thấy việc thực hiện quy định lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (ĐGTS) đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc.

Theo quy định tại Điều 56 Luật ĐGTS thì sau khi có quyết định của người có thẩm quyền, người có tài sản đấu giá thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về ĐGTS về việc lựa chọn tổ chức đấu giá.

Việc lựa chọn tổ chức ĐGTS căn cứ vào các tiêu chí tại khoản 4 Điều 56 Luật ĐGTS (gồm tiêu chí về phương án đấu giá; năng lực, kinh nghiệm, uy tín của tổ chức đấu giá, cơ sở vật chất, thù lao dịch vụ đấu giá…) và các tiêu chí cụ thể khác phù hợp với tài sản do người có tài sản quyết định để lựa chọn được tổ chức đấu giá có đủ năng lực thực hiện việc ĐGTS.

Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay vẫn còn tình trạng người có tài sản khi đưa ra tiêu chí lựa chọn tổ chức ĐGTS đã đề ra các tiêu chí “chủ quan”, thiếu minh bạch, không trực tiếp liên quan đến việc tổ chức cuộc đấu giá mà chủ yếu hướng đến tổ chức đấu giá đã được lựa chọn trước, “sân sau”. Ví dụ, tiêu chí đấu giá viên đồng thời là luật sư có kinh nghiệm 10 năm hành nghề; phải tốt nghiệp chuyên ngành hàng hải, điện lực; phải tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh, hệ chính quy; có học vị thạc sĩ, tiến sĩ; tổ chức đấu giá được lựa chọn phải có ít nhất 5 chi nhánh trong cả nước, có tên trong mạng hệ thống đấu thầu quốc gia…

Việc đưa ra các tiêu chí như trên là mang tính chủ quan, tạo điều kiện cho việc lựa chọn các tổ chức ĐGTS là “sân sau” của người có tài sản, có thể làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong hoạt động ĐGTS, thông đồng giữa người có tài sản với tổ chức ĐGTS, tiềm ẩn nguy cơ gây thất thoát tài sản bán đấu giá (nhất là hiện nay hầu hết tài sản đấu giá là tài sản công trong đó 90% là quyền sử dụng đất).

Từ tình hình thực tiễn nêu trên, việc hướng dẫn thống nhất về các tiêu chí lựa chọn tổ chức ĐGTS theo hướng cụ thể hoá các tiêu chí tại Điều 56 Luật ĐGTS để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ĐGTS theo khoản 2 Điều 24 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở cho người có tài sản thực hiện việc lựa chọn và thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước, khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực tế là rất cần thiết. Do đó, Bộ Tư pháp hiện đang xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn tiêu chí lựa chọn tổ chức ĐGTS.

Theo đó, dự thảo Thông tư quy định cách đánh giá tiêu chí lựa chọn tổ chức ĐGTS được thực hiện theo phương pháp chấm điểm với thang điểm tối đa là 100. Tổ chức ĐGTS được chọn là tổ chức có tên trong danh sách tổ chức ĐGTS do Bộ Tư pháp công bố và phải có tổng số điểm chấm cao nhất theo các tiêu chí. Để dự liệu trường hợp có từ 2 tổ chức ĐGTS trở lên có số điểm chấm bằng nhau, dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn tổ chức ĐGTS theo thứ tự ưu tiên: tổ chức có số điểm của tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm và uy tín cao hơn; tổ chức có số điểm về tiêu chí phương án đấu giá khả thi, hiệu quả cao hơn.

Trường hợp có từ 2 tổ chức đấu giá trở lên có số điểm chấm bằng nhau sau khi được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên nêu trên thì người có tài sản quyết định và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn. Dự thảo Thông tư quy định cụ thể người có tài sản có trách nhiệm thông báo công khai kết quả chấm điểm cụ thể theo các tiêu chí của tổ chức đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả theo các hình thức tương tự như khi thông báo công khai việc lựa chọn tổ chức ĐGTS.

Ngoài ra, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật ĐGTS, dự thảo Thông tư quy định 05 nhóm tiêu chí và các tiêu chí thành phần cụ thể để lựa chọn tổ chức ĐGTS. Cụ thể là, nhóm tiêu chí cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá; nhóm tiêu chí về phương án đấu giá khả thi, hiệu quả; nhóm tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức ĐGTS; nhóm tiêu chí về thù lao dịch vụ ĐGTS, chi phí ĐGTS phù hợp; nhóm tiêu chí khác theo tính chất của tài sản đấu giá, tình hình thực tiễn tổ chức việc đấu giá do người có tài sản quyết định.

Đọc thêm

Xây dựng khung tiêu chí đánh giá hiệu quả PBGDPL bám sát thực tiễn

Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Sáng 2/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL)” với sự chủ trì của TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ PBGDPL và ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh truyền thông chính sách

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 1/6, Đoàn công tác của Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (PBGDPL) đã làm việc tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 và Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Tài sản đặc thù cần có trình tự, thủ tục đấu giá riêng

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi (phải) chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Đây là một trong những đề xuất được nêu lên tại phiên họp lần thứ nhất của Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đấu giá tài sản diễn ra sáng 1/6 với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi.

Khánh Hòa có Tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp

Khánh Hòa có Tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp
(PLVN) - Theo thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, kể từ ngày 1/6/2023, bà Hoàng Thị Mỹ Hạnh - Trưởng phòng Hành chính tư pháp thuộc Sở Tư pháp sẽ giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa trong thời hạn 5 năm.

Tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại Quảng Ngãi

Lãnh đạo Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp trình bày tại hội
(PLVN) - Mới đây, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp cùng Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cho hơn 200 cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp địa phương.

Đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp tặng quà tại Thanh Hóa

Đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp tặng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6
(PLVN) - Nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6 và Tháng hành động vì trẻ em năm 2023, ngày 27.5 , đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp đã thăm và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại khu phố Sơn Để, thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Cùng đi có lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam, đại diện các đoàn thể, cá nhân.

Tích cực huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông chính sách

TS.Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật và Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Ngày 31/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)”. TS.Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật và Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp
(PLVN) -Vừa qua, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo trọng điểm: “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do PGS.TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Nhà trường và PGS.TS. Cao Thị Oanh – Trưởng Khoa Pháp luật hình sự chủ trì. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2023.

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật triển khai Đề án 06

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Chiều 29/5, Bộ Tư pháp – Cơ quan thường trực của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp thảo luận, lấy ý kiến dự thảo tài liệu hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) triển khai Đề án 06 do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Tổ phó thường trực Tổ công tác chủ trì.