Đảm bảo sinh kế hài hòa với thiên nhiên - giải pháp hiệu quả bảo vệ rừng
Hình minh họa
(PLVN) - Việt Nam có hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng với một số lượng không nhỏ cư dân có cuộc sống dựa vào rừng. Vì thế, việc đảm bảo sinh kế cho dân cư sống trong rừng, dựa vào rừng là giải pháp hiệu quả để bảo vệ rừng.
Vấn đề trên được PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy – Đại học Luật Hà Nội đưa ra tại hội thảo quốc tế: “Pháp luật về sinh kế bền vững và biến đổi khí hậu: Tiếp cận của các quốc gia Châu Á” do Viện Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Hà Nội và Trung tâm Sáng kiến Châu Á Thái Bình Dương đồng tổ chức ngày 4/6/2019. Tham dự Hội thảo có các diễn giả đến từ Bhutan, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Canada, Sri Lanka và Việt Nam.
Theo PGS Duyên Thủy, sự thích ứng của pháp luật bảo vệ rừng nhằm đảm bảo sinh kế hài hòa với thiên nhiên bao gồm: thay đổi cách tiếp cận về bảo vệ rừng; thay đổi quan điểm về sở hữu rừng; thay đổi chính sách giao rừng và luật hóa vấn đề chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Ở khía cạnh thay đổi quan niệm về sở hữu rừng, theo pháp luật hiện hành, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và rừng thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Điều này đã được thể hiện trong Luật Lâm nghiệp 2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 và đây cũng là lần đầu tiên cộng đồng dân cư được công nhận là một trong 7 chủ rừng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng, hướng tới bảo vệ bền vững các khu rừng tự nhiên và góp phần cải thiện sinh kế cộng đồng.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2018 Việt Nam có 1.145.601ha rừng do cộng đồng dân cư tham gia quản lý (chiếm gần 8%), trong đó rừng tự nhiên là 1.048.765ha, rừng trồng 96.836ha. Nhưng chỉ có 524.477ha rừng đã có quyết định giao cho trên 10.000 cộng đồng, điều đó cho thấy diện tích rừng mà cộng đồng được thực sự “làm chủ” là còn khá ít so với diện tích họ đang quản lý, càng ít hơn nhiều so với diện tích của các chủ rừng khác.
Việc cộng đồng tham gia quản lý rừng nhưng không được giao quyền làm chủ, kể cả ở những khu rừng được quản lý theo truyền thống, luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số đang gây khó khăn cho tổ chức quản lý, phát triển, sử dụng và phục hồi rừng của cộng đồng địa phương, đồng thời là nguy cơ gây mất, suy thoái rừng.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, 15/2, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Trời rét về đêm và sáng.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày hôm nay, khu vực Bắc Bộ duy trì thời tiết trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, trời rét, vùng núi rét đậm, rét hại.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với dòng xiết trong đới gió Tây trên cao nên trong sáng 13/2, khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa nhỏ rải rác.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày hôm nay, khu vực Hà Nội và Bắc Bộ trưa chiều hửng nắng, đêm có mưa nhỏ. Nguyên nhân do khoảng đêm nay và sáng mai khối không khí lạnh mạnh sẽ tác động đến nước ta.
(PLVN) - Thời gian gần đây, tình trạng tự ý làm cội chà và khoanh nuôi hải sản trái phép tại vùng biển tỉnh Bình Thuận không chỉ xâm hại môi trường biển mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế ngư dân.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng đêm ngày 12 rạng sáng ngày 13/2, một bộ phận không khí lạnh mạnh sẽ tác động đến nước ta. Đợt không khí lạnh này sẽ làm cho vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt này có nơi dưới 10 độ C.
(PLVN) - Một người đàn ông ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, tự nguyện bỏ tiền túi để nuôi đàn cá sông tự nhiên tìm đến sinh sống trước nhà mình. Dù không ít lời dèm pha, nhưng ông vẫn cương quyết bảo vệ và chăm sóc chúng.
(PLVN) - Mùa xuân, mùa của lễ hội và du lịch, cũng là mùa cao điểm của nguy cơ cháy rừng. Sự chủ quan, bất cẩn trong sử dụng lửa, đốt dọn nương rẫy… có thể biến những cánh rừng xanh thành tro tàn chỉ trong chốc lát. Hơn bao giờ hết, cần nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng, phát huy vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ "lá phổi xanh" của đất nước.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đợt không khí lạnh mạnh tác động đến khu vực Bắc Bộ kéo dài đến ngày 10/2. Ngày mai, Hà Nội và các khu vực khác của Bắc Bộ trưa chiều có nắng...
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 10-14/2, thời tiết tại Bắc Bộ có những thay đổi, khoảng ngày 12-14/2, một số khu vực có mưa nhỏ, mưa phùn, đêm và sáng trời rét...
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 9/2 hình thái thời tiết rét đậm, rét hại vẫn duy trì ở Bắc Bộ. Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 10 - 12 độ C, vùng núi cao miền Bắc có nơi dưới 3 độ C...
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mới ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Trong đó có yêu cầu tuyệt đối không để người dân đói, rét, đau ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, do tác động của không khí lạnh, Bắc Bộ rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 3 độ C; Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 10-12 độ C...
(PLVN) - Trải qua nhiều thập kỷ, lời dạy của Bác Hồ về Tết trồng cây vẫn vẹn nguyên giá trị, trở thành phong trào lan tỏa khắp cả nước mỗi dịp Xuân về. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, việc trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển, không chỉ là hành động tri ân mà còn là đầu tư thiết yếu cho tương lai bền vững, bảo vệ cuộc sống của hàng triệu người dân trước thiên tai.
(PLVN) - Ngày 6/2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang đưa ra cảnh báo về nguy cơ cháy rừng gia tăng trong mùa khô năm 2025. Theo dự báo, tình trạng nắng nóng và hanh khô sẽ kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bùng phát cháy rừng. Hiện, hơn 40.000ha rừng đang đứng trước nguy cơ cháy cao, đe dọa đến hệ sinh thái và đời sống của người dân địa phương.
(PLVN) - Ngày 6/2, tại khu Di tích lịch sử Miếu Mèn, huyện Ba Vì, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức phát động Tết trồng cây “Phụ nữ vun trồng tương lai” Xuân Ất Tỵ 2025.