Đảm bảo phương châm 'dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng'

Hình ảnh tại phiên họp tổ chiều 31/5.
Hình ảnh tại phiên họp tổ chiều 31/5.
(PLVN) - Thảo luận tại tổ chiều 31/5, các đại biểu Quốc hội (QH) tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ XHCN, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Phát biểu tại phiên họp, các đại biểu cũng tán thành việc dự thảo Luật quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nhận định, việc chuyển quy định về chế định Thanh tra nhân dân từ Luật Thanh tra sang dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là đúng đắn.

Nhấn mạnh phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, Chủ tịch QH cho rằng, để làm được khâu “dân kiểm tra, dân giám sát”, bên cạnh công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cần đảm việc thanh tra của nhân dân.

“Có thiết chế thanh tra nhân dân mới đảm bảo dân có thể giám sát lại hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cán bộ Nhà nước”, Chủ tịch QH nói.

Cùng với đó, Chủ tịch QH cũng gợi ý: “Nên chăng, trong luật phải quy định các cơ quan, trên cơ sở của luật này, phải ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó nêu rõ cái gì dân phải biết, cái gì phải công khai, hình thức công khai thế nào; cái gì dân phải bàn… vì mỗi cơ quan có đặc thù khác nhau”.

Cũng tán thành với việc quy định về Ban Thanh tra nhân dân trong dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở thay vì Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) cho rằng, dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tiếp tục quy định quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân chỉ giới hạn trong phạm vi “kiến nghị” với người có thẩm quyền xử lý theo quy định…

Theo đại biểu, so với các phương thức kiểm soát khác như thanh tra nhà nước, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước, hiệu lực hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân dừng ở kiến nghị và giám sát tiếp việc thực hiện kiến nghị, không có những biện pháp mạnh mẽ buộc đối tượng bị giám sát phải thực thi yêu cầu, kiến nghị của mình.

"Để khắc phục tính hình thức, chưa bảo đảm thực chất trong hoạt động và nâng cao quyền hạn, giá trị pháp lý của hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, cần có quy định cụ thể, hợp lý hơn về việc tiếp thu, xử lý các kiến nghị và xác định rõ trách nhiệm giải trình, chế tài đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khi để xảy ra chậm trễ hoặc không tiếp thu, xem xét trả lời yêu cầu, kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân đúng thời hạn”, đại biểu nói.

Cùng với đó, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị bổ sung chế tài đối với người có thẩm quyền không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời trách nhiệm với nhân dân, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân; chế tài đối với người dân cố tình lợi dụng dân chủ để chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của Nhà nước, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, cộng đồng.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...