Đảm bảo nước sạch trong khu vực khai thác bô xít tại Lâm Đồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ năm 2021, ngay sau khi nhận được phản ánh hoạt động khai thác quặng bô xít làm ảnh hưởng tới nguồn nước giếng đào của người dân, UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã chỉ đạo UBND xã Lộc Ngãi phối hợp với Công ty Nhôm Đồng Lâm Đồng bàn giải pháp lâu dài nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Nước sinh hoạt đục do ảnh hưởng khai thác quặng

Gần đây, một số người dân thôn 7, xã Lộc Ngãi (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) phản ánh nước giếng đào của gia đình bị đục, không thể sử dụng. Nguyên nhân do ảnh hưởng của hoạt động khai thác bô xít gần đó của Công ty Nhôm Lâm Đồng (thuộc tập đoàn TKV).

Nước giếng đào của người dân gần khu vực khai thác quặng bô xít bị đục.

Nước giếng đào của người dân gần khu vực khai thác quặng bô xít bị đục.

Bà Phan Thị Hướng (ngụ Thôn 7, xã Lộc Ngãi) trình bày, khoảng nửa tháng trở lại đây, nước giếng đào của gia đình bị đục, có bùn đất nên không thể sử dụng. Bà Hướng cũng lo lắng rằng chưa có cơ sở để tin tưởng vào chất lượng nước từ các giếng khoan do địa phương và Công ty Nhôm Lâm Đồng lắp đặt về tận nhà: “Tôi đề nghị khai thác xa khu dân cư và xem xét lại mức giá đền bù thoả đáng”, bà nói.

Tương tự, gia đình bà Phan Thị Nhuệ phải đi chở nước từ giếng khoan cách nhà hơn 500 mét. Còn nước uống thì gia đình phải mua nước bình về sử dụng do nước giếng đào hơn 20m vẩn đục, không thể sử dụng…

Để đảm bảo nước sạch cho người dân sinh hoạt, Công ty Nhôm Lâm Đồng đã khoan 2 giếng sâu 90-100m, lắp đặt đường ống về tận các nhà dân.

Để đảm bảo nước sạch cho người dân sinh hoạt, Công ty Nhôm Lâm Đồng đã khoan 2 giếng sâu 90-100m, lắp đặt đường ống về tận các nhà dân.

Ông Bế Văn Thắng – Trưởng Thôn 7 (xã Lộc Ngãi) cho biết, thôn 7 có 280 hộ dân, với 1.200 nhân khẩu. Từ trước đến nay, bà con đều sử dụng nước giếng đào, giếng khoan để sinh hoạt. Ông Thắng nhận định, hoạt động khai thác bô xít có gây ảnh hưởng tới nước giếng đào của khoảng 80 hộ dân, nhất là thời gian gần đây mưa nhiều, nước bùn rỉ chảy vào nước ngầm dẫn tới giếng đào. Để khắc phục tình trạng trên, từ năm 2021, Công ty Nhôm Lâm Đồng đã khoan 2 giếng mới và lắp đặt bồn chứa, trụ lọc, ống dẫn về tận nhà cho các hộ dân…

Ông Bế Văn Thắng - Trưởng thôn 7, xã Lộc Ngãi.

Ông Bế Văn Thắng - Trưởng thôn 7, xã Lộc Ngãi.

“Do mưa lớn, một giếng khoan bị ảnh hưởng nên công ty đã khoan giếng mới thay thế. Đến nay nguồn nước từ 2 giếng khoan đủ đảm bảo cho người dân sử dụng, nước trong. Nước từ các giếng khoan đều được phòng y tế đưa đi kiểm nghiệm”, trưởng thôn 7, xã Lộc Ngãi nói.

Cũng theo trưởng thôn 7, hiện còn 5-7 hộ dân không sử dụng nước giếng khoan do Công ty Nhôm Lâm Đồng hỗ trợ khoan mà sử dụng nước giếng đào, cho rằng nguồn nước giếng khoan không đảm bảo. Ban thôn đã vận động người dân sử dụng nước giếng khoan để đảm bảo vệ sinh, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt.

Nỗ lực đảm bảo nước sạch cho người dân

Về phía Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng, ông Nguyễn Đức Thái - Phó Giám đốc công ty cho biết, việc nguồn nước bị ảnh hưởng đã được đơn vị đánh giá, có phương án ngay từ lúc chưa khai thác bô xít. Cụ thể, từ tháng 6/2021, Công ty Nhôm Lâm Đồng đã đề nghị Nhà máy nước Bảo Lâm khảo sát để lắp đặt và cung cấp nước máy sinh hoạt cho người dân tại khu vực thôn 7.

Một hệ thống giếng khoan, bồn chứa nước tại thôn 7, xã Lộc Ngãi.

Một hệ thống giếng khoan, bồn chứa nước tại thôn 7, xã Lộc Ngãi.

Tuy nhiên việc lắp đặt nước máy không thể triển khai, theo đơn vị khảo sát do khoảng cách xa, chênh lệch địa hình… Do đó chỉ có phương án khoan giếng. Nước giếng khoan ở độ sâu cao hơn nhiều so với giếng đào của người dân nên nguồn nước đảm bảo hơn. Cùng với đó, công ty Nhôm Lâm Đồng hỗ trợ người dân mua máy lọc nước.

Công ty Nhôm Lâm Đồng cho biết nước giếng khoan đảm bảo các tiêu chuẩn sinh hoạt.

Công ty Nhôm Lâm Đồng cho biết nước giếng khoan đảm bảo các tiêu chuẩn sinh hoạt.

Cũng theo đại diện Công ty Nhôm Lâm Đồng, gần đây do thời tiết mưa nhiều nên trong quá trình khai thác quặng tại khu vực thôn 7 có tình trạng nước giếng đào của các hộ dân xung quanh bị đục, công ty đã phối hợp với chính quyền địa phương bàn giải pháp khắc phục:

“Khu vực khai thác ở thôn 7 chỉ còn 0,8ha, chỉ khai thác trong khoảng 1 tuần là hoàn thành, khi đó sẽ không còn ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm. Trước mắt chúng tôi lựa chọn khai thác khi thời tiết nắng ráo, chỉ khai thác 1-2 ngày trong tuần để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh”, ông Thái nói.

Ông Nguyễn Đức Thái - Phó Giám đốc Công ty Nhôm Lâm Đồng cho biết luôn cố gắng đảm bảo nguồn nước sạch cho bà con.

Ông Nguyễn Đức Thái - Phó Giám đốc Công ty Nhôm Lâm Đồng cho biết luôn cố gắng đảm bảo nguồn nước sạch cho bà con.

Về nguồn nước các giếng khoan hỗ trợ người dân, ông Thái cho biết đang sử dụng nước ở tầng thứ ba có độ sâu 90- 100m. Sau khi khoan giếng, công ty lấy mẫu phân tích, các chỉ số đều đảm bảo, thậm chí chất lượng nước tốt hơn nhiều so với giếng đào trong khu vực chỉ sâu từ 15-20m.

Mới đây khi hiện tượng nước giếng đào bị đục và người dân phản ánh nước giếng khoan không đảm bảo, ngày 3/11, công ty tiếp tục lấy mẫu gửi đi phân tích, xét nghiệm, kết quả ngày 9/11 cho thấy các chỉ số đều đảm bảo. Còn về phía chính quyền cũng lấy mẫu nước phân tích độc lập, khi có kết quả chúng tôi sẽ công bố rộng rãi.

Ông Bùi Văn Thức – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Lộc Ngãi xác nhận, người dân địa phương lâu nay sử dụng nước giếng đào có độ sâu từ 10-20m. Từ năm 2021, việc khai thác bô xít đã ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm tại một số khu vực ở thôn 7. Qua phản ánh của cử tri, người dân, UBND huyện Bảo Lâm cùng chính quyền xã Lộc Ngãi và Công ty Nhôm Đồng Lâm Đồng bàn giải pháp khắc phục.

Ông Bùi Văn Thức – Chủ tịch UBND xã Lộc Ngãi khẳng định nước sạch sinh hoạt cho người dân luôn được đảm bảo.

Ông Bùi Văn Thức – Chủ tịch UBND xã Lộc Ngãi khẳng định nước sạch sinh hoạt cho người dân luôn được đảm bảo.

Theo đó, Công ty Nhôm Đồng Lâm Đồng đã khoan 2 giếng nước, lắp đặt bồn nước, ống dẫn nước về tận nhà 80 hộ dân thôn 7. Các hộ dân đóng góp chi trả tiền điện vận hành hai máy bơm, nhà nào sử dụng nhiều nước thì đóng nhiều tiền điện, bình quân từ 80.000 đến 200.000 đồng/tháng.

“Cách đây khoảng 10 ngày, xã có nhận được phản ánh của người dân về nước giếng đào bị đục, do ảnh hưởng của khai thác bô xít. Ngay sau khi có phản ánh, UBND huyện Bảo Lâm đã cử phòng y tế cùng UBND xã và tổ dân phố vào kiểm tra, đồng thời lấy mẫu của 2 giếng khoan đi xét nghiệm”, ông Thức thông tin.

Một góc khu vực khai thác quặng bô xít tại thôn 7, xã Lộc Ngãi.

Một góc khu vực khai thác quặng bô xít tại thôn 7, xã Lộc Ngãi.

Theo Chủ tịch xã Lộc Ngãi, tại thôn 7 có một số hộ dân nói không sử dụng nước giếng khoan do Công ty Nhôm Đồng Lâm Đồng khoan. Lý do trước tiên là tăng chi phí sinh hoạt tiền điện. Về vấn đề này, Công ty Nhôm Đồng Lâm Đồng đã đồng ý hỗ trợ 6 tháng tiền điện tổng cộng 30 triệu đồng, số tiền này đã chuyển cho thôn.

Tuy nhiên, theo ông Thức, lý do sâu xa khiến một số hộ dân nói không sử dụng nước giếng khoan, đồng thời phản ánh nước giếng đào bị đục do liên quan đến công tác thu hồi, đền bù đất. Cụ thể, như hộ bà Hướng đề nghị không thu hồi đất và được nâng mức bồi thường tài sản trên đất đối với diện tích đã bị thu hồi phục vụ dự án. Một số trường hợp khác đề nghị được bồi thường về đất nhưng vì là diện tích đất rừng lấn chiếm nên không được bồi thường theo quy định.

Đọc thêm

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.

Quảng Ninh phát huy tinh thần 'Kỷ luật - Đồng tâm' - Bài cuối: Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ tới

Ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu tại kỳ họp HĐND tỉnh khóa XIV.
(PLVN) - Mới đây, tại Kỳ họp thứ 23 (Kỳ họp thường lệ cuối năm), HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết quan trọng để cụ thể hóa mục tiêu tổng quát đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định tại Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 02/12/2024 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 với chủ đề công tác năm là “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”.

Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai 'phát lệnh' tấn công trấn áp tội phạm dịp tết Ất Tỵ

Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai 'phát lệnh' tấn công trấn áp tội phạm dịp tết Ất Tỵ
(PLVN) - “Các đơn vị thuộc công an tỉnh huy động tối đa lực lượng, phương tiện, đồng loạt ra quân tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện dịp cuối năm phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón Tết an toàn, bình yên”, Đại tá Nguyễn Hồng Phong – Giám đốc công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm.