Đảm bảo kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

(PLVN) -Sau gần 5 năm thi hành Thông tư số 338/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, một số quy định đã bộc lộ hạn chế, bất cập, cần được nghiên cứu sửa đổi.

Ngày 28/12/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Sau gần 5 năm thi hành, một số quy định của Thông tư này đã bộc lộ hạn chế, bất cập, cần được nghiên cứu sửa đổi.

Thông tư số 338/2016/TT-BTC được ban hành đã góp phần giải quyết được rất nhiều các vướng mắc trong quá trình lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước, bảo đảm cho công tác xây dựng VBQPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương. Theo đó, Thông tư này đã tăng mức chi cho soạn thảo một số văn bản; bổ sung một số nội dung chi như chi xây dựng báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra đối với đề nghị xây dựng Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định; bổ sung quy định định mức phân bổ kinh phí đảm bảo cho công tác xây dựng dự án Luật, pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; tăng mức phân bổ kinh phí đảm bảo cho công tác xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ…

Thực hiện Thông tư số 338, hàng năm, HĐND tỉnh, thành phố căn cứ khả năng ngân sách và tình tình thực tế quy định mức phân bổ cụ thể đối với từng loại VBQPPL để thực hiện cho phù hợp. Cơ quan phục vụ hoạt động của HĐND, UBND các cấp lập dự toán đối với kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng ban hành VBQPPL của HĐND, UBND trình cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ kinh phí để thực hiện và thanh quyết toán theo quy định hiện hành. Sau 5 năm triên khai, kinh phí dành cho công tác xây dựng VBQPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại các địa phương cơ bản được đảm bảo.

Tuy nhiên, một số quy định của Thông tư số 338 dần bộc lộ tồn tại, hạn chế gây khó khăn cho việc áp dụng. Cụ thể, Thông tư này chưa quy định cụ thể định mức chi cho một số nội dung công việc phục vụ công tác xây dựng VBQPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật như mức chi cho việc tổ chức họp tư vấn thẩm định. Trong khi đó, Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 và các văn bản hướng dẫn có quy định hình thức tổ chức họp này.

Thông tư số 338/2016/TT-BTC quy định định mức phân bổ kinh phí dựa trên 2 tiêu chí là mức độ phức tạp của văn bản và số lượng lấy ý kiến tham gia vào văn bản để đưa ra 2 loại định mức phân bổ kinh phí. Tuy nhiên, Thông tư lại chưa đưa ra được tiêu chí để xác định văn bản như thế nào là phức tạp, ít phức tạp và số lượng lấy kiến tham gia bao nhiêu là nhiều, bao nhiêu là ít. Việc quy định như trên mang tính định tính, thiếu cụ thể dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật, đặc biệt là trong công tác thẩm định và phân bổ dự toán

Các nội dung chi trong Thông tư số 338 chưa bao quát hết các hoạt động liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật như: Thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; thù lao cộng tác viên theo dõi thi hành pháp luật...

Mặt khác, do tình hình kinh tế - xã hội hiện nay đã có nhiều thay đổi, Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu để phù hợp với mức sống của người dân, vì vậy, mức chi quy định tại Thông tư số 338 không còn phù hợp, nhất là đối với công tác xây dựng VBQPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở địa phương. Đặc biệt, đối với những văn bản có tính chất phức tạp, lĩnh vực chuyên ngành, phải tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế, thuê chuyên gia, tổ chức các cuộc họp với nhiều cá nhân, đơn vị liên quan tham gia… thì định mức 10 triệu đồng/văn bản theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 5 Thông tư số 338 là rất thấp, chưa đảm bảo hiệu quả cho công này.

Do đó, để đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ cho công tác xây dựng VBQPPL, theo dõi tình hình thi hành pháp luật được đầy đủ, cần sửa đổi, bổ sung Thông tư số 338 theo hướng nâng các mức chi cho công tác xây dựng văn bản, đặc biệt là đối với cấp tỉnh để đảm bảo tương đồng với các dự thảo Thông tư của các bộ, ngành Trung ương, phù hợp với tính chất, thẩm quyền, nội dung của văn bản và tình hình kinh tế - xã hội hiện nay.

Cùng với đó, cần quy định rõ việc xác định văn bản như thế nào là phức tạp, ít phức tạp và quy định cụ thể số lượng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần lấy ý kiến tham gia để xác định mức phân bổ kinh phí cho việc xây dựng dự thảo VBQPPL cho phù hợp. Ngoài ra, cần hướng dẫn cụ thể hơn việc sử dụng kinh phí phục vụ cho nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo hướng toàn diện, đầy đủ các nội dung chi, mức chi.

Đọc thêm

Ưu tiên nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân yếu thế, đặc thù

Ông Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp phát biểu khai mạc hội thảo
(PLVN) - Ngày 8/12, tại Lâm Đồng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật- Bộ Tư pháp phối hợp Liên minh châu Âu và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo tham vấn góp ý hoàn thiện, thông qua các chuyên đề phục vụ xây dựng chiến lược nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật của người dân, trọng tâm vào nhóm đặc thù, yếu thế.

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và giao ban công tác tư pháp năm 2023, ký kết giao ước thi đua năm 2024 Khu vực thi đua khối cơ quan Tư pháp các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng ngày 06/12, tại tỉnh Bắc Giang, Khu vực thi đua khối cơ quan Tư pháp các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc đã tổ chức Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và giao ban công tác tư pháp năm 2023, ký kết giao ước thi đua năm 2024.

Tăng cường mối quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Tư pháp tỉnh Salavan (Lào)

Đại diện Sở Tư pháp hai tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Salavan (Lào) ký kết biên bản ghi nhớ giai đoạn 2023 – 2025.
(PLVN) - Ngày 07/12, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức buổi làm việc với đoàn đại biểu của Sở Tư pháp tỉnh Salavan ( nước CHDCND Lào) nhằm đánh giá việc tổ chức thực hiện Biên bản hợp tác ký ngày 11/09/2012 tại tỉnh Salavan và thảo luận một số phương hướng, kế hoạch hợp tác trong thời gian đến giữa hai bên.

Đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự

Ông Marcus Winsley, Phó Đại sứ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam; bà Nguyễn Linh Kha, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; ông Nguyễn Ngọc Vũ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) đồng chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai-Len ký năm 2008, sáng 7/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Hà Nội tổ chức Hội thảo với chủ đề “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương phát biểu khai mạc Hội nghị
(PLVN) -Sáng 6/12, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) Việt Nam đã tổ chức Lễ khai mạc Hội nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát, Viện Công tố các nước Asean - Trung Quốc lần thứ XIII với chủ đề "Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia". 

Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện, hiệu quả các mặt công tác pháp chế

Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện, hiệu quả các mặt công tác pháp chế
(PLVN) - Ngày 05/12, Đoàn kiểm tra liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra công tác pháp chế và xây dựng pháp luật tại Bộ Quốc phòng. Dự và chủ trì buổi làm việc với đoàn có Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

Đẩy mạnh hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam - Phần Lan

Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã Ngài Keijo Norvanto, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Phần Lan tại Việt Nam
(PLVN) -Sáng 05/12, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã tiếp đoàn Trung tâm Pháp quyền Đại học Helsinki, Phần Lan do Bà Tuija Brax, Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Phần Lan, Giám đốc Trung tâm Pháp quyền và Ngài Keijo Norvanto, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Phần Lan tại Việt Nam làm trưởng đoàn.

Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, chỉ đạo điều hành Cục THADS Nghệ An 5 năm liền đạt và vượt chỉ tiêu

Thời gian qua, Cục THADS Nghệ An tăng cường công tác hòa giải, kiên trì vận động, thuyết phục tạo niềm tin cho công dân.
(PLVN) - Trong 5 năm qua (2019-2023), với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn hệ thống nên công tác thi hành án dân sự (THADS) của Nghệ An đã đạt và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, vinh dự được nhận nhiều phần thưởng của các cấp, các ngành.

Quảng Ninh kiến nghị tăng số vụ, việc, đưa ra xét xử tại các phiên tòa trực tuyến

Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh, họp thẩm tra báo cáo tại tòa án nhân tỉnh.
(PLVN) -Tại báo cáo thẩm tra đối với công tác năm 2023, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh kiến nghị Tòa án nhân dân tỉnh đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử, nhất là các vụ, việc dân sự, vụ án kinh doanh, thương mại, hạn chế thấp nhất việc để các án quá hạn giải quyết. Đồng thời có các giải pháp khắc phục khó khăn, tăng số vụ, việc đưa ra xét xử các phiên tòa trực tuyến.