Đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm cho Hà Nội trong mọi tình huống

Hà Nội chủ động dự trữ hàng hóa, người dân không cần mua tích trữ. (Ảnh minh họa)
Hà Nội chủ động dự trữ hàng hóa, người dân không cần mua tích trữ. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội vừa cho biết, đã chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, cung ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân, đảm bảo nguồn dự phòng sẵn sàng cung ứng trong mọi tình huống.

Chiều 20/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP với các quận, huyện theo hình thức trực tuyến.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP, điều tra những người tiếp xúc với ca bệnh (F1) cho thấy, có 425 người tiếp xúc gần với các trường hợp dương tính của Hà Nội, đã lấy mẫu xét nghiệm được 417 người, kết quả xét nghiệm 416 người âm tính với SARS-CoV-2, 1 trường hợp chưa có kết quả, các trường hợp còn lại đã chuyển đi nơi khác.

Số trường hợp về từ vùng dịch trước thời điểm 0h ngày 15/3/2020 được cách ly tại cộng đồng là 5.978. Số hết cách ly là 5.358, hiện còn cách ly là 620.

Có 129 người của Hà Nội tiếp xúc gần với các trường hợp dương tính của các tỉnh khác, tất cả các trường hợp này đã được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả âm tính.

Số người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính (F2) là 2.800 người. Tất cả các trường hợp này đều được cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi cư trú.

Ban Chỉ đạo nhận định, hiện nay dịch bệnh đang lan rộng ra các nước trên thế giới, đặc biệt là tại châu Âu, Trung Đông, Mỹ và một số nước khu vực Đông Nam Á với số ca mắc và tử vong đều tăng. Từ ngày 15/3/2020, Việt Nam chưa áp dụng cách ly hành khách nhập cảnh với một số nước nên vẫn còn những hành khách từ các quốc gia có dịch nhập cảnh vào Hà Nội chưa qua 14 ngày có nguy cơ nhiễm bệnh, đây là nguồn lây truyền cao cho cộng đồng trong thời gian tới.

Đến nay, tất cả các ca bệnh ghi nhận tại Việt Nam đều được xác minh rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, việc xác định các trường hợp có liên quan với một số ca bệnh còn gặp khó khăn và có thể chưa triệt để nên nguy cơ có thể xuất hiện những ca bệnh mới từ những đối tượng này.

Đối với những ca bệnh mới ghi nhận do sàng lọc tại cửa khẩu và khu cách ly tập trung thì ít có nguy cơ lây lan ra cộng đồng hơn vì đã được tổ chức cách ly ngay khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Rà soát tất cả các kịch bản phòng chống dịch của TP để sẵn sàng thực hiện khi cần thiết, góp phần kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn TP và của cả nước.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy cơ sở, tổ dân phố, công an khu vực trong việc giám sát phát hiện những người từ vùng có dịch, những người có liên quan tới ca nhiễm Covid-19 cư trú/lưu trú trên địa bàn nhưng chưa khai báo. 

Tổ chức giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định cách ly y tế đối với những trường hợp cách ly tại nhà/nơi cư trú.

Thời gian tới, Hà Nội ưu tiên kiểm soát tốt cửa khẩu sân bay Nội Bài, nhất là những ngày tới sẽ tiếp tục có nhiều du học sinh Việt Nam từ các nước trở về; tổ chức khai báo y tế bắt buộc và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tất cả hành khách nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay quốc tế Nội Bài theo quy định.
Yêu cầu các cơ sở lưu trú có trách nhiệm khai báo thông tin khách du lịch lưu trú để quản lý, giám sát sức khỏe; ứng dụng công nghệ thông tin quản lý, truy suất hành trình của du khách phục vụ giám sát dịch tễ.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường khử khuẩn, đặc biệt tại các khu vực đã xuất hiện ca bệnh, khu vực có người tiếp xúc với ca bệnh, tại các khu vực công cộng như bến tàu, xe, chung cư, trường học… Tiếp tục tuyên truyền để người dân chủ động khai báo y tế khi trở về từ vùng dịch, vận động người dân thực hiện khai báo y tế toàn dân tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

5 đoàn của Thành ủy tiếp tục kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống dịch của các quận, huyện, thị xã. Ban Chỉ đạo TP và các sở, ngành tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các đơn vị.

Đặc biệt, TP chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, cung ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân, đảm bảo nguồn dự phòng sẵn sàng cung ứng trong mọi tình huống.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.