Đảm bảo an toàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân

Tuyên truyền chính sách BHTG tại Nghệ An
Tuyên truyền chính sách BHTG tại Nghệ An
(PLVN) - Trải qua gần 25 năm hình thành và phát triển, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) không ngừng lớn mạnh cả về quy mô, số lượng và hoạt động, minh chứng cho hiệu quả của các chính sách tài chính, ngân hàng  - trong đó có chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG). 

Tính đến nay, có gần 1.200 quỹ, hoạt động ở 57 tỉnh, thành phố trong cả nước với gần 1,6 triệu thành viên, hình thành nên một mạng lưới các tổ chức nhận tiền gửi phục vụ cho mọi vùng miền, mọi đối tượng khách hàng trên cả nước. Đến tháng 4/2019, tổng vốn điều lệ của các QTDND đạt hơn 4.500 tỷ đồng, tổng tài sản có đạt gần 120.000 tỷ đồng, lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đạt trên 0,87%, hoạt động tương đối ổn định, các chỉ tiêu cơ bản đều tăng trưởng, hầu hết QTDND kinh doanh có lãi.

QTDND chủ yếu phục vụ thị trường nông nghiệp, nông thôn, hoạt động mang bản chất của kinh tế hợp tác, đó là việc liên kết, tương hỗ giữa số đông nhiều người cùng chung mục đích góp vốn hoạt động nhằm mang lại lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống của hộ gia đình. Hiệu quả hoạt động của các QTDND góp phần hạn chế một cách đáng kể tình trạng tín dụng đen. Vì vậy, ngoài mục tiêu về kinh tế thì hoạt động của QTDND còn mang tính xã hội sâu sắc.

Thời gian qua, hệ thống QTDND ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế các địa phương. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vẫn còn một số QTDND hoạt động chưa đúng mục tiêu, yếu kém trong công tác điều hành, quản trị; tồn tại rủi ro đạo đức nghề nghiệp dẫn đến nguy cơ gây mất an toàn của từng quỹ cũng như cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng. Vì vậy, NHNN đã tập trung rà soát, chấn chỉnh hệ thống QTDND thông qua việc ban hành Chỉ thị 06/CT-NHNN ngày 02/10/2018 về việc chấn chỉnh, tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động trong hệ thống QTDND. 

Với vai trò bảo vệ cho tiền gửi của người dân tại các tổ chức tín dụng, trong đó có QTDND, Chỉ thị 06 đặt ra cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) các nhiệm vụ như: tăng cường phối hợp với NHNN trong việc xử lý, tham gia hỗ trợ các QTDND yếu kém được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt; tích cực triển khai công tác tuyên truyền chính sách BHTG trong việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền; tiếp tục giám sát, phân tích, đánh giá, cảnh báo an toàn hệ thống đối với hệ thống QTDND, nhất là an toàn về tiền gửi và cho vay của các QTDND thông qua các chức năng và hoạt động của BHTGVN; và tham gia hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của NHNN đối với các QTDND.

Trước yêu cầu đặt ra đó, BHTGVN đã đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ BHTG đối với các QTDND trên khắp cả nước. Tính đến hết tháng 6/2019, BHTGVN đã hoàn thành kiểm tra tại chỗ đối với 193 QTDND, kịp thời chấn chỉnh các sai sót của các quỹ trong việc chấp hành pháp luật về BHTG. BHTGVN thường xuyên giám sát hoạt động của các QTDND – gồm cả giám sát chung và giám sát chuyên sâu theo định kỳ tháng, quý để tập trung theo dõi xử lý đối với các quỹ có vấn đề. 

Hiện tại BHTGVN đang hoàn thiện đề án “Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kiểm tra tại chỗ của BHTGVN nhằm bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền” để tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND.

Để bảo vệ quyền lợi và nâng cao nhận thức của người gửi tiền, BHTGVN phối hợp với các đơn vị có liên quan tuyên truyền chính sách BHTG tới các QTDND tại nhiều địa phương trên cả nước như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Sơn La, Bến Tre, Bạc Liêu…, góp phần giúp người dân yên tâm, tin tưởng hơn nữa vào chính sách BHTG và hoạt động ngân hàng. 

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, BHTGVN đã ghi nhận được nhiều ý kiến từ các đại biểu tham dự để triển khai một cách sâu sát, có hiệu quả nghiệp vụ BHTG và thực hiện Chỉ thị 06 nhằm đảm bảo hoạt động lành mạnh của các QTDND. Ông Nguyễn Văn Nghị - Chủ tịch UBND xã Nhân Trạch, tỉnh Quảng Bình bày tỏ mong muốn người dân nâng cao ý thức trong việc gửi tiền để bảo đảm an toàn tuyệt đối tiền gửi của mình. Về phía BHTGVN, ông hi vọng sẽ có thêm nhiều hoạt động tuyên truyền chính sách tại địa phương. Chính quyền địa phương sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phố biến chính sách pháp luật về BHTG và an toàn hoạt động QTDND trên địa bàn.

Ông Nguyễn Hải Nhàn - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đánh giá cao hiệu quả tuyên truyền chính sách BHTG. Các sự kiện tuyên truyền mà BHTGVN thực hiện đã giúp người dân hiểu rõ hơn về ý nghĩa, vai trò của chính sách BHTG và quy định về tiền gửi tiết kiệm, từ đó có những quyết định đầu tư tài chính đúng đắn. Mỗi đại biểu tham dự sẽ tiếp tục đóng vai trò là một tuyên truyền viên để đưa chính sách, pháp luật về BHTG đến cộng đồng, qua đó góp phần củng cố niềm tin công chúng vào hoạt động của các TCTD, đề cao cảnh giác đối với các thông tin sai lệch gây hoang mang dư luận.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.