Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin khi chia sẻ, kết nối dữ liệu

Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin khi chia sẻ, kết nối dữ liệu
(PLVN) -Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã yêu cầu như trên tại Hội nghị Tổng kết năm 2022 triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 diễn ra ngày 8/12.

Số hóa gần 30 triệu dữ liệu hộ tịch

Báo cáo tại cuộc họp, Lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin cho biết: Ngay sau khi Quyết định số 06/QĐ-TTg được ban hành, Bộ Tư pháp đã khẩn trương xây dựng và ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác của Bộ do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Tổ trưởng. Đồng thời ban hành Kế hoạch hành động của Bộ và các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ của ngành Tư pháp được giao trong Quyết định số 06/QĐ-TTg.

Cụ thể, đối với công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, Bộ đã tích cực, chủ động rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai định danh và xác thực điện tử; tích hợp thông tin các giấy tờ cá nhân của công dân trên thẻ căn cước công dân và ứng dụng VNEID; góp ý, thẩm định văn bản triển khai Đề án 06; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật triển khai Luật Cư trú; nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGDC) phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và phát triển kinh tế - xã hội.

Về kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu (CSDL) hộ tịch điện tử với CSDLQGDC: CSDL hộ tịch điện tử cung cấp các thông tin đăng ký khai sinh cho CSDLQGDC; CSDLQGDC cấp số định danh cá nhân cho CSDL hộ tịch điện tử. Trong đó, xác định rõ nguyên tắc thông tin cá nhân khi đăng ký khai sinh là thông tin gốc. Bên cạnh đó, các đơn vị chuyên môn của 02 Bộ đã hoàn thành thử nghiệm dịch vụ khai thác thông tin công dân trong CSDLQGDC trên cơ sở số định danh cá nhân/CCCD/Số CMND của công dân; trao đổi, nghiên cứu thử nghiệm dịch vụ đồng bộ thông tin giữa 02 CSDL và dự kiến sẽ cập nhật các chức năng khai thác trên Hệ thống chính thức để kiểm thử và đưa vào khai thác trong thời gian tới.

Đối với việc số hóa sổ hộ tịch, đến nay có 40/63 tỉnh/thành phố triển khai thực hiện số hóa Sổ hộ tịch. Theo thống kê, các địa phương đã tiến hành số hóa 29.393.873 dữ liệu và chuyển vào CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc trên 22.020.938 dữ liệu; hiện còn trên 62.000.000 dữ liệu cần số hóa.

Các công việc khác như: triển khai phương án về hạ tầng, kỹ thuật, an ninh an toàn hệ thống, quản trị vận hành hệ thống đối với việc kết nối với dữ liệu; cung cấp dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân trên môi trường điện tử của Ngành Tư pháp; tham mưu thực hiện việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Tư pháp... cũng đã được các đơn vị của Bộ thực hiện tốt.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội nghị cũng đã nêu lên một số khó khăn, hạn chế như: Nhân lực chuyên trách về công nghệ thông tin của Bộ còn hạn chế, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao; Hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ chưa đáp ứng yêu cầu để triển khai đầy đủ các nghiệp vụ hộ tịch; Một số địa phương chưa quyết liệt, quan tâm đúng mức đến triển khai các nhiệm vụ của Ngành Tư pháp tại Quyết định số 06/QĐ-TTg...

Làm tốt công tác phối hợp

Sau khi nghe dự thảo báo cáo, đại diện các đơn vị thuộc Bộ đã cho ý kiến góp ý đối với từng nội dung cụ thể. Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc yêu cầu Cục Công nghệ thông tin theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai các nhiệm vụ được giao theo tiến độ Đề án; chủ trì, phối hợp các đơn vị đôn đốc địa phương cung cấp các dịch vụ công thiết yếu hiệu quả; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin khi chia sẻ, kết nối dữ liệu.

Triển khai Dự án đầu tư hạ tầng Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp theo đúng quy định, tiến độ nhằm cung cấp hạ tầng cho triển khai các ứng dụng của Bộ, ngành nói chung và Đề án 06 nói riêng. Phối hợp chặt chẽ với Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực trong nghiên cứu, xây dựng, triển khai Dự án xây dựng CSDL hộ tịch, với các đơn vị trong kết nối, chia sẻ với CSDLQGDC.

Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực khẩn trương xây dựng Dự án xây dựng CSDL hộ tịch đáp ứng yêu cầu trong việc nâng cấp CSDL hộ tịch điện tử hiện nay; hỗ trợ, hướng dẫn công chức hộ tịch, trước mắt là Hà Nội, Hà Nam trong việc triển khai điểm 2 thủ tục hành chính liên thông, số hóa, đồng bộ giữa 2 CSDL.

Các đơn vị có CSDL phối hợp chặt chẽ với Cục Công nghệ thông tin, xác định rõ nhu cầu kết nối, khai thác chia sẻ dữ liệu của Phần mềm nghiệp vụ với CSDLQGDC đồng thời chủ động nghiên cứu, đề xuất phương án xây dựng CSDL chuyên ngành. Các đơn vị cung cấp dịch vụ công sử dụng khai thác hiệu quả hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.

Ngoài ra, Thứ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị liên quan bố trí nguồn lực triển khai các nhiệm vụ được giao của Đề án 06, kiện toàn cơ cấu tổ chức đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin, tăng cường công tác truyền thông…

Đọc thêm

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức
(PLVN) - Từ ngày 28 đến 29/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về triển khai thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến các xã, phường, thị trấn.

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”
(PLVN) -  Ngày 23/11, Khoa Luật - Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức Phiên toà giả định năm 2024. Tham dự có Bà Huỳnh Anh Thư – Chánh Văn phòng Sở Tư pháp TP Cần Thơ; bà Phạm Thị Hồng Ngọc – Viện trưởng VKSND quận Cái Răng; ông Văn Hứng – Chánh Văn phòng TAND quận Ninh Kiều; đại diện các Cty Luật, Văn phòng luật sư; cùng hơn 500 sinh viên của trường.

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'
(PLVN) - Chiều nay, 18/11, tại Trường Trung học cơ sở Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Thường trực huyện Quỳnh Phụ tổ chức chương trình “An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai”, nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ với ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng.