Đảm bảo an sinh xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường tại các làng nghề

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Hiện nay, trên cả nước có hơn 5 nghìn làng nghề, thu hút khoảng 11 triệu lao động. Thu nhập bình quân của họ cao hơn rất nhiều so với người lao động thuần nông. Tuy nhiên, an sinh xã hội và ô nhiễm môi trường đang là hai vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người lao động tại các làng nghề.

Ngày 22/5, tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, Hà Nội diễn ra toạ đàm “Để lao động làng nghề tiếp cận an sinh xã hội” nằm trong Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng”, đặt ra hai vấn đề cấp thiết cần hỗ trợ cho người dân ở các làng nghề là giúp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH) và hạn chế ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

Các diễn giả trong tọa đàm đã đưa ra những đóng góp để giải quyết các vấn đề. Ảnh Duy Khánh

Các diễn giả trong tọa đàm đã đưa ra những đóng góp để giải quyết các vấn đề. Ảnh Duy Khánh

Xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, Hà Nội có làng nghề truyền thống nổi tiếng làm tăm hương Quảng Phú Cầu, số người trong tuổi lao động lên đến gần 8 nghìn, mức thu nhập bình quân đầu người tương đối cao khoảng 72 triệu/ năm. Nhưng theo thống kê chỉ có 86 người tham gia BHXH.

Ông Ngô Xuân Giang, Giám đốc BHXH huyện Ứng Hoà cho biết, thực tế có những người dân sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua bảo hiểm thương mại, nhưng lại ngần ngại chi vài trăm nghìn, vài triệu để tham gia BHXH tự nguyện. Một số nguyên nhân khiến người lao động ở các làng nghề e ngại tham gia như thời gian tham gia đóng BHXH dài, chế độ thai sản, an toàn lao động còn hạn chế, chưa thực sự hấp dẫn.

Số lượng người tham gia đóng BHXH tự nguyện thấp. Đây là một thiệt thòi rất lớn, khi người lao động ở các làng nghề chịu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường từ các làng nghề, mắc những căn bệnh tác động trực tiếp đến sức khỏe, giảm “tuổi thọ” lao động, khiến họ phải về hưu sớm. Việc không tham gia bảo hiểm xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai về lâu, về dài của người lao động tại các làng nghề.

Ông Tạ Việt Anh Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) cũng nhận định môi trường làng nghề đang nổi lên như một vấn đề cấp bách, nóng hổi. Cùng với việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề, ô nhiễm môi trường cũng ngày càng tăng, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền. Sự phát triển “nóng” trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao, khó kiểm soát, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của làng nghề.

Số lượng lao động tham gia đóng BHXH tự nguyện thấp và ô nhiễm môi tại các làng nghề đang là hai vấn đề quan trọng cần giải quyết. (Làng nghề làm tăm hương Quảng Phú Cầu. Ảnh PV)

Số lượng lao động tham gia đóng BHXH tự nguyện thấp và ô nhiễm môi tại các làng nghề đang là hai vấn đề quan trọng cần giải quyết. (Làng nghề làm tăm hương Quảng Phú Cầu. Ảnh PV)

Trong buổi tọa đàm, các diễn giả đã gợi ý một số giải pháp thúc đẩy người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và bảo vệ môi trường tại các làng nghề. PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng, cho biết, một trong những lý do quan trọng khiến người lao động ở các làng nghề khó tiếp cận BHXH tự nguyện vì công việc còn bấp bênh, thu nhập không ổn định. Cần xây dựng hệ thống BHXH đa tầng, linh hoạt, mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng BHXH (lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội),.. PGS.TS đưa ra gợi ý cần phải khảo sát, nghiên cứu kỹ người lao động trong các ngành nghề, đặc biệt là người lao động thu nhập thấp cần sự hỗ trợ quyết liệt hơn của nhà nước để “không bỏ lại ai ở phía sau”.

Bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội, nhận định bên cạnh việc khuyến khích, tạo sức hút cho người lao động ở các làng nghề tham gia BHXH tự nguyện. Giải quyết ô nhiễm môi trường ở các làng nghề rất quan trọng, cần có một chiến lược, một cách đi, xác định nguồn ô nhiễm ở giai đoạn nào trong quy trình sản xuất để đưa ra những giải pháp giải quyết cụ thể, đồng thời khuyến khích các làng nghề nhập thêm máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Đọc thêm

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.