Đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia

Hạn hán kỷ lục tại Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020.
Hạn hán kỷ lục tại Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, việc xây dựng Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia cần đánh giá được các tồn tại, thách thức và dự báo được những vấn đề về tài nguyên nước trong tương lai, từ đó đặt ra các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, chính sách lớn, các giải pháp để giải quyết các vấn đề về tài nguyên nước.

An ninh nguồn nước trước những thách thức

Liên tiếp những năm gần đây, cuộc sống của người dân tại Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn, khi hạn hán liên tiếp, sông, suối, hồ đập hầu như cạn kiệt, người dân thiếu nước sinh hoạt cũng như sản xuất.

Còn mùa mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì đến sớm hơn và tần suất các đợt mặn nghiêm trọng cũng có xu hướng tăng lên, diện tích hạn mặn tiềm năng mùa khô có thể lên đến 65 - 70%, khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Là nước có hệ thống sông ngòi dày đặc với 2.372 con sông và nguồn nước mưa dồi dào, mỗi năm khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình 1.500 - 2.000 mm nhưng tại Việt Nam lại đang tồn tại một nghịch lý: khi mưa nhiều thì lũ lụt, ngập úng; hết mưa thì hạn hán, thiếu nước sạch dùng cho sinh hoạt.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước (TNN) Nguyễn Minh Khuyến cho biết, tiềm năng TNN Việt Nam vào khoảng 830-840 tỷ m3. Nhưng về vấn đề an ninh nguồn nước (ANNN) lại có nguy cơ không được đảm bảo do phụ thuộc vào nguồn nước từ nước ngoài chảy vào (khoảng 60%).

Dòng chảy phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở lưu vực sông Cửu Long (khoảng 57%), sông Hồng-Thái Bình (khoảng 16%), còn lại phân bố ở các lưu vực sông khác. Nguồn nước mặt còn chịu tác động từ việc khai thác, sử dụng ở thượng nguồn bên ngoài biên giới, chịu tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm gia tăng.

Nguồn nước dưới đất có trữ lượng khoảng 63 tỷ m3, hiện đang được khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vào khoảng 84 tỷ m3/năm. Nhu cầu dùng nước ở nước ta tăng 32% (khoảng 111 tỷ m3/năm) vào năm 2030 và nguy cơ mất đảm bảo ANNN ngày càng gia tăng nếu không kịp thời đánh giá và thực hiện các biện pháp đảm bảo ANNN.

Năm 2020, báo cáo giám sát ANNN và an toàn hồ đập của Ủy ban Khoa học của Quốc hội cũng đã chỉ ra một số thách thức ảnh hưởng đến ANNN tại Việt Nam như: chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng nguồn nước; chưa đảm bảo về cấp nước, an toàn hồ chứa, phụ thuộc nguồn nước ở nước ngoài, ô nhiễm, xâm nhập mặn...

Vì vậy, việc xây dựng Đề án đảm bảo ANNN quốc gia là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nhằm từng bước nâng cao sự bảo đảm ANNN cho các trụ cột ANNN như: Môi trường; Ứng phó với các rủi ro (hạn hán thiếu nước, lũ lụt); Ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng...) thông qua các hoạt động chủ yếu về hoàn thiện, bổ sung thể chế, chính sách; Quản trị ngành nước; Các biện pháp công trình, phi công trình...

Chủ động điều tiết nước, phòng ngừa, ứng phó ô nhiễm

Theo tính toán, lượng nước bình quân/người tại Việt Nam đã giảm khá nhanh từ 12.800 m3 vào năm 1990, còn 9.700 m3 năm 2010 và có khả năng chỉ còn 8.300 m3/người vào năm 2025 khi dân số Việt Nam đạt 100 triệu người.

Trong khi nguồn nước ngầm đang ngày càng cạn kiệt và bị khai thác quá mức ở nhiều nơi thì nguồn nước ngọt thay thế sẽ là nguồn nước mưa và nước tái sinh. Tuy nhiên, cả 2 nguồn nước này đang chưa được quan tâm đúng mức.

Theo lãnh đạo Cục Quản lý TNN, mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2030 là: Giảm thiểu tối đa sự phụ thuộc, tối ưu hóa lợi ích do nguồn nước mang lại từ các nguồn nước liên quốc gia; Chủ động điều tiết nước, phòng ngừa, ứng phó với các sự cố ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; khắc phục có hiệu quả, bền vững tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, ĐBSCL, vùng sâu, vùng xa và các hải đảo;

Kiểm soát cơ bản 90% các hoạt động khai thác, sử dụng nước, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, an toàn, công bằng, hợp lý, gắn với bảo vệ và phát triển TNN, môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; Kiểm soát trên 90% các nguồn thải vào nguồn nước có vai trò quan trọng trong cấp nước được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; Cải thiện, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng; Bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái ngập nước quan trọng…

Đồng thời, cần cải thiện việc cung cấp dịch vụ cấp nước đô thị, nông thôn, nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư đô thị đạt khoảng 95 - 100%, nông thôn đạt khoảng 93 - 95%; đảm bảo an ninh lương thực thông qua việc vận hành hiệu quả các công trình thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thanh niên tham gia tích cực vì khí hậu

Các chuyên gia lĩnh vực biến đổi khí hậu trao đổi tại Lễ công bố báo cáo của công tác thanh niên về chính sách khí hậu. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Với sự sáng tạo và sức trẻ năng động, thanh niên Việt Nam được coi là lực lượng nòng cốt đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tham gia tích cực vì khí hậu suốt thời gian qua.

Ra quân đạp xe hưởng ứng giờ Trái đất năm 2024

Các đoàn viên thanh niên đạp xe hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2024.
(PLVN) - Sáng nay - 23/3/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF Việt Nam) tổ chức Chương trình ra quân đạp xe hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024.

Bạc Liêu cảnh báo nguy cơ cháy, nổ vào mùa khô

 Bạc Liêu cảnh báo nguy cơ cháy, nổ vào mùa khô
(PLVN) - Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các cấp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống cháy nổ, đồng thời đưa ra khuyến cáo để người dân nâng cao ý thức trong việc phòng cháy, chữa cháy, nhất là vào thời tiết nắng nóng như hiện nay.