Đắk Lắk và khát vọng “trung tâm vùng Tây Nguyên”

(PLVN) - Cách đây 47 năm, Chiến thắng Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã mở màn thắng lợi trong Chiến dịch Tây Nguyên, góp phần quan trọng trong thành công của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Ngày nay, với khát vọng “trung tâm vùng Tây Nguyên”, Đảng bộ, chính quyền cùng nhân dân Đắk Lắk đã chung sức đồng lòng, từng bước xây dựng quê hương giàu đẹp.
TP Buôn Ma Thuột ngày nay.

TP Buôn Ma Thuột ngày nay.

“Thay da, đổi thịt”

Ngày 10/3/1975, Chiến thắng Buôn Ma Thuột mở màn thắng lợi cho Chiến dịch Tây Nguyên, tạo ra bước ngoặt lịch sử, tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với đỉnh cao là thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Tuy nhiên, sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Buôn Ma Thuột cũng như Đắk Lắk và các vùng miền khác bị chiến tranh tàn phá, kinh tế nghèo nàn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Từ đó, Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc ở TP Buôn Ma Thuột nói riêng, Đắk Lắk nói chung đã không ngừng vượt khó, từng bước xây dựng khiến mảnh đất cao nguyên từng bước "thay da, đổi thịt".

Sau 20 năm giải phóng, Buôn Ma Thuột được Chính phủ nâng cấp từ thị xã lên thành phố. Đến năm 2005, Buôn Ma Thuột đã được công nhận là Đô thị loại II. Ngày 8/2/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 288/QĐ-TTg công nhận TP Buôn Ma Thuột là Đô thị loại I.

Nhiều năm liền, Đắk Lắk có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao, hạ tầng phát triển, nhiều đô thị mọc lên trên cao nguyên đất đỏ. Riêng TP Buôn Ma Thuột đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và đang ra sức xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao.

Không chỉ Buôn Ma Thuột, khắp các vùng đất của cao nguyên Đắk Lắk cũng đổi thay từng ngày. Đặc biệt, những năm qua, nhờ các chính sách, nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, kinh tế - xã hội ở các địa phương vùng căn cứ cách mạng đã có bước phát triển nhanh chóng.

Từ một địa phương thiếu lương thực, đến nay, Đắk Lắk đã sản xuất được hơn 1,2 triệu tấn lương thực, bình quân đầu người đạt khoảng 659 kg/người; Diện tích và sản lượng cà phê đứng đầu cả nước, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã nổi tiếng thế giới.

Từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột đến các xã, thôn, buôn vùng ven, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn chỉnh, nhiều công trình trọng điểm được xây dựng, không gian thành phố được mở rộng, đời sống của nhân dân được nâng cao về mọi mặt.

Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, song với nỗ lực, quyết tâm cao, tình hình kinh tế - xã hội của Đắk Lắk tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế ước đạt 52.481 tỷ đồng (tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành), giá trị tổng sản phẩm năm 2021 ước đạt 94.834 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 8.150 tỷ đồng (bằng 109,96% kế hoạch HĐND tỉnh giao và bằng 151,78% kế hoạch Trung ương giao). Tổng nguồn vốn huy động năm 2021 ước thực hiện 58.200 tỷ đồng (bằng 100% kế hoạch, tăng 10,35% so với cùng kỳ năm trước). Năm 2021, Đắk Lắk đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư cho 22 dự án...

Buôn Ma Thuột có nhiều điểm du lịch đặc sắc. (Ảnh minh họa)

Buôn Ma Thuột có nhiều điểm du lịch đặc sắc. (Ảnh minh họa)

Đô thị xứng tầm

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, TP Buôn Ma Thuột có vị trí chiến lược rất quan trọng cả về quốc phòng, an ninh cũng như phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng. Ðể khai thác và phát huy vị trí chiến lược đó, Bộ Chính trị đã ban hành các kết luận với định hướng, mục tiêu xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Sau 12 năm thực hiện Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 và Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010-2020, phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đến nay, Buôn Ma Thuột đã có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt, trở thành đô thị hiện đại, năng động và bước đầu thể hiện được vai trò đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Bí thư Thành ủy Buôn Ma Thuột Từ Thái Giang cho biết: Sau 47 năm giải phóng, đặc biệt kể từ khi thực hiện Kết luận số 60-KL/TW và Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, đến nay Buôn Ma Thuột đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Cụ thể, giai đoạn 2010-2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của TP đạt hơn 96.000 tỷ đồng. Tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 9,16%. Quy mô nền kinh tế năm 2020 đạt hơn 22.100 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế của Buôn Ma Thuột chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp, xây dựng. Thu ngân sách nhà nước đạt gần 2.000 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt 96 triệu đồng/năm; Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,43%; Đặc biệt, 8/8 xã đã hoàn thành chương trình xây dựng NTM…

Những năm gần đây, nhiều dự án trọng điểm như đường vành đai phía Tây Buôn Ma Thuột, đường Ðông Tây, Khu liên hợp thể thao vùng Tây Nguyên, nâng cấp Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, hồ Ea Tam… được Trung ương và tỉnh tập trung đầu tư xây dựng, trong đó một số dự án, công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, du lịch, giáo dục, y tế đều có bước phát triển vượt bậc, không chỉ tạo cho Buôn Ma Thuột ngày càng khang trang, hiện đại, bước đầu thể hiện được vai trò đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên mà còn lan tỏa, tác động đến sự phát triển của các tỉnh trong khu vực. Đó chính là nền tảng cho những kế hoạch đưa Đắk Lắk tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Với hệ thống giao thông đường bộ, đường không khá thuận lợi như, sân bay Buôn Ma Thuột, hệ thống quốc lộ 14, 26, 27, 28 kết nối Đắk Lắk với các tỉnh trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và cả nước, đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển của địa phương.

Đặc biệt, hệ thống giao thông đến các huyện, xã ngày càng được cải tạo, nâng cấp, với 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm; 98% thôn, buôn có điện; 233 dự án, công trình được đầu tư xây dựng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung. Ảnh Nguyễn Hiếu

Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung. Ảnh Nguyễn Hiếu

Ông Nguyễn Ðình Trung, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy Ðắk Lắk cho biết: Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 19/4/2021 và HÐND tỉnh Ðắk Lắk đã thông qua đề án "Xây dựng và phát triển TP Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"... với nhiều giải pháp lớn như quy hoạch mở rộng địa bàn thành phố; Phân cấp nguồn lực và thẩm quyền cho thành phố; Huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng cho thành phố, nhất là hạ tầng giao thông, tăng cường kết nối với vùng duyên hải, đặc biệt là cảng biển của Nha Trang, Khánh Hòa; Đề nghị Trung ương bố trí thêm nguồn lực cho phát triển giao thông, y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa; Tập trung xây dựng nguồn nhân lực cho Buôn Ma Thuột đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai...

Ðặc biệt, UBND tỉnh Ðắk Lắk đang xây dựng Ðề án một số cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Buôn Ma Thuột để trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội như: Nâng hạn mức dư nợ vay của ngân sách địa phương lên mức 40%; bổ sung tiêu chí làm cơ sở phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương cho TP phố Buôn Ma Thuột được xác định là đô thị trung tâm vùng....

Việc trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù như đã nêu trên có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần và từng bước xây dựng và phát triển TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Ðắk Lắk trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, là cực tăng trưởng tác động lan tỏa tới các tỉnh trong vùng Tây Nguyên; Là trung tâm giao lưu, cửa ngõ và đầu mối giao lưu, buôn bán hợp tác trong khu vực tam giác Campuchia - Lào - Việt Nam.

Hiện, Đắk Lắk đang đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, phấn đấu đến quý II năm 2022 sẽ trình Chính phủ quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.