Đại tướng Tô Lâm nói về sức mạnh hiệp đồng tác chiến giữa công an và quân đội

Đại tướng Tô Lâm nói về sức mạnh hiệp đồng tác chiến giữa công an và quân đội
"Mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, hiệp đồng tác chiến giữa công an nhân dân và Quân đội nhân dân là yêu cầu khách quan, cội nguồn sức mạnh bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện của Đảng...", Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm viết.

Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng Việt Nam (03/3/1959 - 03/3/2019) và 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân (1989 - 2019), Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết với tiêu đề: “Công an nhân dân (CAND), Quân đội nhân dân (QĐND) đoàn kết hiệp đồng, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và an ninh, trật tự khu vực biên giới”.

Trân trọng đăng toàn văn của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm:

"Quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Công an và Quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô sản chuyên chính”, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xác định: “Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên” và chăm lo xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Lực lượng Công an nhân dân (CAND) và Quân đội nhân dân (QĐND) luôn thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Mối quan hệ mật thiết giữa CAND và QĐND, trong đó có lực lượng Bộ đội Biên phòng luôn là mối quan hệ mang đậm bản chất cách mạng, kế thừa sâu sắc truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc, kết hợp với tinh thần gương mẫu, chủ động, đổi mới, trách nhiệm và quyết tâm chính trị của hai lực lượng đã góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh, tạo môi trường chính trị ổn định để phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước; củng cố ngày càng vững chắc niềm tin của nhân dân đối với các lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhìn lại lịch sử 74 năm xây dựng, trưởng thành của lực lượng CAND, 60 năm xây dựng, trưởng thành của Bộ đội Biên phòng, càng tự hào hơn về mối quan hệ gắn bó đặc biệt và nhận thức sâu sắc hơn yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng và bảo vệ an ninh, trật tự trong từng thời kỳ. 

Từ năm 1953 đến năm 1956, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng, Nhà nước đã quyết định thành lập 02 lực lượng trực thuộc Bộ Công an: Công an Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới đất liền, bờ biển, giới tuyến và các mục tiêu quan trọng ở nội địa, bố trí thành các đồn biên phòng dọc biên giới, trực thuộc ty Công an các tỉnh có biên giới. Cảnh sát Vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ các trại giam, tham gia tiễu phỉ, trừ gian. Cùng với hai lực lượng trên còn có các đơn vị Bộ đội Bảo vệ thuộc Bộ Quốc phòng, như: Trung đoàn Tây Bắc bảo vệ biên giới Việt Nam - Lào, Đại đoàn 350 làm nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan Trung ương, bảo vệ các mục tiêu chính trị, kinh tế, quân sự quan trọng ở miền Bắc và Tiểu đoàn 25  làm nhiệm vụ bảo vệ giới tuyến quân sự tạm thời.

Để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, trên cơ sở ba lực lượng trên, ngày 03/3/1959, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập lực lượng CAND vũ trang (Bộ đội Biên phòng ngày nay) đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an; đáp ứng yêu cầu có một lực lượng vũ trang thống nhất, chuyên trách, có năng lực quản lý, bảo vệ biên giới, giới tuyến, nội địa và nâng cao khả năng chiến đấu vũ trang. Ngày 03/3 được xác định là ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng. Từ năm 1989, Đảng, Nhà nước ta đã quyết định lấy Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng cũng là Ngày Biên phòng toàn dân, nhằm tôn vinh vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc và mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Bộ đội Biên phòng với nhân dân. 

Từ khi thành lập đến nay, dù dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an (giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1979 và từ năm 1988 đến năm 1995) hay Bộ Quốc phòng (từ năm 1979 đến năm 1988 và từ năm 1995 đến nay), các thế hệ Bộ đội Biên phòng đã không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, nghiệp vụ, pháp luật, phối hợp với các ngành, các lực lượng chức năng và địa phương xây dựng thế trận Biên phòng toàn dân vững mạnh gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh, trật tự ở biên giới; quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh, đấu tranh chống tội phạm; mở rộng công tác đối ngoại biên phòng; dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu, gắn bó máu thịt với nhân dân, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, hai cuộc chiến tranh biên giới, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ an ninh biên giới và thực hiện  nhiệm vụ quốc tế, phục vụ đắc lực nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

Lịch sử xây dựng và phát triển Bộ đội Biên phòng có những dấu ấn quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đoàn Bộ Công an sau này là Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an. Những chiến công, thành tích xuất sắc của Bộ đội Biên phòng, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, đóng góp rất quan trọng vào chiến công, thành tích của các lực lượng CAND, QĐND, tô thắm thêm truyền thống anh hùng của dân tộc và các lực lượng vũ trang nhân dân. 

Thời gian qua, lực lượng CAND đã nỗ lực khắc phục vượt qua khó khăn, thử thách, triển khai thực hiện việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gắn với tăng cường xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, lập nhiều chiến công, thành tích, hoàn thành xuất sắc mọi mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ công tác được giao. Chủ động nắm, phân tích, dự báo sát, đúng tình hình; thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước trong hoạch định các chủ trương, chính sách, hoàn thiện thể chế và huy động các nguồn lực để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước.

Đấu tranh quyết liệt, có hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động khủng bố, xử lý nhiều vụ kích động chống phá, biểu tình gây rối an ninh, trật tự, không để phức tạp kéo dài, lan rộng. Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật đạt hiệu quả cao. Chất lượng điều tra, khám phá án được nâng lên; kiềm chế được sự gia tăng của tội phạm; đóng góp quan trọng giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường an ninh, an toàn, lành mạnh phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của đất nước. 

Đạt được những kết quả nêu trên, bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân, lực lượng CAND luôn nhận được sự phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ có hiệu quả của các ban, bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là sự phối hợp hiệp đồng của lực lượng QĐND, trong đó có Bộ đội Biên phòng; nhất là trong trao đổi thông tin, đánh giá, dự báo tình hình; xây dựng và triển khai các phương án bảo vệ an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, đối ngoại quan trọng; phối hợp phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ phạm tội, trong đó có các vụ mua bán phụ nữ, trẻ em, vận chuyển, buôn bán trái phép chất ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại, xuất nhập cảnh trái phép... trên tuyến biên giới.

Mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, hiệp đồng tác chiến giữa CAND và QĐND là yêu cầu khách quan, cội nguồn sức mạnh bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện của Đảng. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp; các nguy cơ đe dọa chủ quyền lãnh thổ gắn với thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ ngày càng gia tăng, cùng với những yếu tố tiềm ẩn gây mất ổn định về an ninh, trật tự trên một số địa bàn, nhất là trên các tuyến biên giới, cửa khẩu, CAND và QĐND bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của từng lực lượng, tăng cường sức mạnh đoàn kết, tiếp tục phối hợp, hiệp đồng, đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa trên các lĩnh vực công tác;

Phối hợp tham mưu với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền tiếp tục quán triệt, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chủ trương, chiến lược quốc phòng, an ninh, trong đó có Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến lược An ninh quốc gia, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự tại địa bàn biên giới, phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép…; nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, bảo đảm đồng bộ, thống nhất để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. 

Phối hợp làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ Đảng, triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư (Khóa XII) về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng; tham gia tích cực, hiệu quả trong xây dựng văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhất là đánh giá các bài học kinh nghiệm, xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

Phát huy vai trò nòng cốt của hai lực lượng trong tham mưu, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ quân khu và các tỉnh, thành phố vững chắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành động của toàn dân đối với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh ở các tuyến biên giới đất liền, bờ biển, giới tuyến và các mục tiêu quan trọng trong nội địa. 

Thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, chăm lo xây dựng CAND và QĐND vững mạnh toàn diện, có cơ cấu tổ chức hợp lý, cơ chế phối hợp, hiệp đồng khoa học, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Nâng cao chất lượng phục vụ, tương tác với nhân dân của cán bộ, chiến sĩ Công an, Quân đội, góp phần củng cố vững chắc thế trận lòng dân, thắt chặt mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng, các lực lựng vũ trang nhân dân với Nhân dân.

Nâng cao hiệu quả đối ngoại quốc phòng, an ninh, chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ chủ quyền, an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội từ sớm, từ xa, từ bên ngoài biên giới, lãnh thổ, phục vụ hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.