Đại tướng Phùng Quang Thanh nói về cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

Đại tướng Phùng Quang Thanh. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Đại tướng Phùng Quang Thanh. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
"Trung Quốc muốn thể hiện là một đối tác chiến lược của ASEAN, triển khai trên thực tế các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng để giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển giữa ASEAN và Trung Quốc", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết.
Nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam, do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, đã tham dự cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Diễn đàn Hương Sơn diễn ra ngày 14-18/10 tại Bắc Kinh (Trung Quốc).
Nhân dịp này, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN.
- Xin Bộ trưởng cho biết mục đích và ý nghĩa của cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN tại Bắc Kinh lần này?
Đây là cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN. Trung Quốc muốn thể hiện là một đối tác chiến lược của ASEAN, triển khai trên thực tế các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng để giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trung Quốc cũng muốn thể hiện vai trò, trách nhiệm của nước lớn trong việc duy trì hòa bình ở khu vực, tìm kiếm các giải pháp để cùng nhau hợp tác về quốc phòng.
Cuộc gặp lần này có ý nghĩa quan trọng vì mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành năm cuộc gặp nhưng đều diễn ra ở các ASEAN và đây là lần đầu tiên cuộc gặp được tổ chức tại Bắc Kinh.
Tại cuộc gặp, các Bộ trưởng Quốc phòng không chỉ đưa ra những ý tưởng, quan điểm, chủ trương, mà còn bàn biện pháp để hành động hợp tác trên thực tế giữa ASEAN và Trung Quốc.
- Xin Bộ trưởng cho biết những nội dung chính của cuộc gặp lần này? Tại cuộc gặp, Trung Quốc đã đề xuất những nội dung hợp tác cụ thể nào và quan điểm của Việt Nam cũng như các thành viên ASEAN được bày tỏ ra sao?
Trung Quốc có đưa ra một số đề xuất. Thứ nhất, Trung Quốc thừa nhận trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN vẫn tồn tại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, và đề xuất duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông.
Thứ hai, Trung Quốc tôn trọng các nước ASEAN với tinh thần là vai trò trung tâm, chủ đạo trong các cơ chế hợp tác. Trong hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ tăng cường các cuộc diễn tập về tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai, thảm họa và hỗ trợ nhân đạo, cùng các vấn đề an ninh phi truyền thống khác trên Biển Đông.
Trung Quốc đề xuất tăng cường tuần tra chung, các hoạt động phối hợp trong gìn giữ hòa bình, hợp tác quân y và các lĩnh vực khác với các nước ASEAN. Trung Quốc nhất trí tôn trọng tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông.
Trung Quốc cũng bàn với các nước ASEAN tìm kiếm cơ chế quản lý xung đột. Vấn đề nào trước mắt chưa giải quyết được thì phải có cơ chế quản lý để không xảy ra xung đột, trong tương lai lâu dài sẽ tìm các biện pháp giải quyết.
Đặc biệt, trong cuộc gặp lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cũng nêu lại ý kiến của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc rằng dù Trung Quốc có phát triển lớn mạnh đến đâu cũng không xâm lược các nước láng giềng trong khu vực. Điều đó thể hiện trách nhiệm của một nước lớn, một thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Chúng ta hy vọng Trung Quốc sẽ "nói đi đôi với làm". Đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho ASEAN.
Việt Nam cũng như hầu hết các nước ASEAN đã ghi nhận những đề xuất của Trung Quốc. Một khi những tuyên bố đó biến thành hiện thực, Trung Quốc sẽ phát huy vai trò của một nước lớn, đang phát triển hòa bình, có quan hệ hữu nghị với các nước và đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
- Những vấn đề còn khác biệt giữa ASEAN và Trung Quốc, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, đã được các bên đề cập như thế nào? Quan điểm và thái độ của các nước ra sao?
Về vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nói rằng trên thực tế Trung Quốc vẫn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển với một số nước ASEAN. Trung Quốc cũng thống nhất phải tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tôn trọng tự do an ninh an toàn hàng hải và hàng không, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiếp tục tích cực tham vấn để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Về phía Việt Nam, chúng ta cũng phát biểu khẳng định việc các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, thực hiện nghiêm túc DOC và sớm hoàn thành COC, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.
- Theo Bộ trưởng, trong thời gian tới, những kết quả đạt được tại các cuộc gặp không chính thức và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 3 sắp tới tại Malaysia sẽ được triển khai như thế nào?
Hội nghị ADMM+ lần thứ 3 sẽ diễn ra tại Kuala Lumpur vào tháng 11 tới. Các cơ quan cấp tham vấn sẽ trao đổi với nhau, sau đó sẽ có những đề xuất lên Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng để có cơ chế hợp tác với Trung Quốc cũng như các nước đối tác, đối thoại khác của ASEAN.
Cơ chế này là cơ chế mở và luôn luôn có trao đổi, bàn bạc để đi đến thống nhất, đồng thuận để giải quyết những vấn đề giữa ASEAN với các nước đối tác, đối thoại. Tuy hợp tác quốc phòng được triển khai muộn hơn so với các lĩnh vực khác nhưng việc các Bộ trưởng Quốc phòng các nước ngồi lại với nhau để trao đổi, tăng cường xây dựng lòng tin là điều hết sức cần thiết.
Thứ hai, qua trao đổi có thể thấy rằng việc giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông và trong khu vực là nguyện vọng chung của các nước ASEAN cũng như các nước đối tác, đối thoại. Lãnh đạo các nước cũng tuyên bố như vậy, các Bộ trưởng Quốc phòng cũng tuyên bố như vậy. Điều quan trọng là chúng ta phải từng bước có những cơ chế hợp tác để hiện thực hóa những tuyên bố đó, không chỉ dừng lại ở lời nói mà cả hành động trên thực tế.
Thứ ba, các cuộc gặp và hội nghị đã góp phần tăng cường các hoạt động trên thực tế. Đã có những cuộc diễn tập hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa giữa các nước ASEAN với nhau và giữa các nước ASEAN với các nước đối thoại, như cuộc diễn tập ở Brunei, Indonesia và Việt Nam.
Năm 2013, Việt Nam đã tổ chức diễn tập chung ARDEX tại Sơn Tây. Trên thực tế, Việt Nam đã cứu được nhiều ngư dân nước bạn bị nạn trên biển cũng như bắt một số cướp biển, được các nước ASEAN đánh giá cao.
Thứ tư, các Bộ trưởng đã thống nhất phải xây dựng COC để đi đến quản lý các xung đột và đã từng bước thiết lập những đường dây liên lạc trực tiếp. Ví dụ như Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập đường dây nóng trực tiếp giữa Bộ trưởng hai nước. Hải quân Việt Nam và Hải quân Trung Quốc, Cảnh sát Biển Việt Nam và Cảnh sảnh biển Trung Quốc đã thực hiện tuần tra chung ở Vịnh Bắc Bộ.
Hải quân Việt Nam cũng đã tiến hành tuần tra chung với Hải quân Thái Lan, Hải quân Campuchia. Dự kiến, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có thêm các cuộc tuần tra chung với một số nước khác trong ASEAN.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Trung Quốc cũng có những cuộc giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới. Năm 2016, hai nước dự kiến tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới lần thứ 3 tại Lạng Sơn.
Có thể thấy, những ý tưởng, chủ trương được trao đổi tại các cuộc gặp, hội nghị đã từng bước trở thành hành động trong thực tế cuộc sống. Vì thế, tôi cho rằng việc hợp tác này mang lại hiệu quả thiết thực.
- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng thăm 3 nước Trung Đông: Mở đường cho một giai đoạn hợp tác mới

(PLVN) - Chuyến thăm UAE, Qatar và Ả-rập Xê-út của Thủ tướng Phạm Minh Chính được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho những lĩnh vực hợp tác truyền thống, tạo đột phá mới thúc đẩy những lĩnh vực tiềm năng, và trên hết tạo dựng một cách vững chắc sự tin cậy chính trị để mở đường cho một giai đoạn hợp tác mới giữa Việt Nam và ba nước cũng như toàn khu vực.

Đọc thêm

Điện, thư chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường phát biểu nhậm chức. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Nhân dịp đồng chí Lương Cường được Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lãnh đạo các nước Campuchia, Singapore, Italy, Kazakhstan, Phần Lan và Đảng nước Nga Thống nhất đã gửi các điện, thư chúc mừng.

'Đạo đức cách mạng' - 'tấm khiên' ngăn chặn suy thoái - Bài 1: 'Vũ khí sắc bén' để cán bộ, đảng viên vượt mọi thử thách

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gần dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân. (Ảnh: TL)
(PLVN) -  Đảng ta luôn xác định đạo đức cách mạng là một trong những nền tảng cốt lõi tạo nên sức mạnh của Đảng, là “gốc rễ” của mỗi người cách mạng. Đạo đức cách mạng vừa là nền tảng, là mục tiêu phấn đấu, đồng thời là hành trình cố gắng, nỗ lực thường xuyên, liên tục “tự soi, tự sửa” mỗi ngày của mỗi cán bộ, đảng viên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm và cầu Tứ Liên thành biểu tượng của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm và cầu Tứ Liên thành biểu tượng của Hà Nội
Chiều 25/10, kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương xây dựng Trung tâm và cầu Tứ Liên để chào mừng các ngày lễ lớn, trở thành công trình biểu tượng của Hà Nội và đất nước.

Đảm bảo tính ổn định của tổ chức hành nghề công chứng

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), chiều 25/10, một số Đại biểu Quốc hội đề nghị kế thừa quy định đang phát huy hiệu quả của Luật Công chứng về mô hình tổ chức của Văn phòng công chứng; đảm bảo tính ổn định, đáp ứng tốt hơn nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức.

Ông Bùi Văn Cường thôi giữ chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội

Ông Bùi Văn Cường.
(PLVN) - Ông Bùi Văn Cường thôi giữ các chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV; nghỉ hưu theo nguyện vọng cá nhân và hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

Thủ tướng dự Hội nghị BRICS mở rộng: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo các nước dự Hội nghị BRICS mở rộng năm 2024. Ảnh: VGP
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Nga. Trả lời phỏng vấn báo chí, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ đã đạt những kết quả quan trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu giao nhiệm vụ cho Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Phát biểu giao nhiệm vụ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Bộ Chính trị đã thống nhất cao đồng ý phân công đồng chí Trần Cẩm Tú đảm nhiệm chức danh Thường trực Ban Bí thư. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh toàn Đảng đang tích cực chuẩn bị đại hội các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng...

Bổ sung quy định giải quyết trường hợp phát sinh mâu thuẫn giữa các quy hoạch

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay, 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Có ý kiến Đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung nguyên tắc áp dụng sử dụng quy hoạch khi có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch để tránh lãng phí về thời gian, vật chất cũng như cơ hội cho các nhà đầu tư và nguồn lực Nhà nước.

Nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Ảnh minh họa
(PLVN) -  “Không để khoảng trống pháp luật làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể, doanh nghiệp liên quan”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh nguyên tắc này tại buổi làm việc mới đây về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT).

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài cuối: 'Cái dũng' của người đảng viên trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”. (Ảnh tư liệu: daihoi13.dangcongsan.vn)
(PLVN) - Những tác hại của tệ nạn tham nhũng gây ra như “giặc nội xâm” làm cản trở sự phát triển của đất nước, đã và đang làm xói mòn lòng tin của Nhân dân vào sự quản lý của Nhà nước. Thực vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh “tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”. Trong cuộc đấu tranh này, mỗi đảng viên cần phát huy trách nhiệm tiên phong, gương mẫu và đặc biệt là “cái dũng” - sự dũng cảm, bản lĩnh và quyết tâm bảo vệ sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và chế độ XHCN.