Đại tá Tống Anh Tuấn: Bản lĩnh trinh sát của người lính biên phòng

Đại tá Tống Anh Tuấn, Phó Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk
Đại tá Tống Anh Tuấn, Phó Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk
(PLVN) - Đại tá Tống Anh Tuấn, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk luôn tâm niệm: "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Với anh, để trở thành một trinh sát bộ đội biên phòng giỏi, ngoài sự kiên trì thực hiện “ba bám”, “bốn cùng” mà còn cần có sự hi sinh thầm lặng, dũng cảm, mưu trí, bản lĩnh vững vàng, am hiểu sâu sắc phong tục, tập quán của bà con dân tộc vùng biên.

Gần 3 thập kỷ ăn, ngủ cùng dân

Xuất phát từ sở thích đọc sách về những người lính biên phòng cưỡi ngựa, bắn cung, giỏi võ từ nhỏ, anh Tuấn đã nuôi khát vọng sau này phải trở thành người lính thực thụ. Thế là, sau năm tháng cần mẫn, chăm chỉ ngồi trên ghế Trường Sỹ quan Biên phòng (nay là Học viện Biên phòng), anh Tuấn ra trường với màu quân phục người lính.

Tháng 8 năm 1986, chàng Trung úy trẻ Tống Anh Tuấn được điều về công tác tại Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và phân công làm Đội trưởng đội Trinh sát đồn Biên phòng 767 (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, Đắk Nông).

Bấy giờ, Quảng Trực nổi tiếng với nhiều "cái nhất" của tỉnh Đắk Nông như: xã rộng nhất, đường biên giới dài nhất, kinh tế khó khăn nhất. Điều đó không khiến chàng sinh viên mới ra trường lo lắng, điều anh quan tâm là cư dân bản địa chủ yếu là người dân tộc thiểu số (dân tộc M'nông), đa phần không biết nói tiếng Kinh.

Đặt chân lên cao nguyên, với nơi ăn nghỉ đơn sơ, điều kiện hoạt động phân tán, lại phải độc lập tác chiến trên địa bàn rộng, gặp muôn vàn nguy hiểm nhưng anh Tuấn không sờn lòng. Với nhiệm vụ bám, nắm địa bàn, anh Tuấn cùng đồng đội quyết tâm để có thể hiểu và nói được tiếng bản địa nhanh nhất là cùng ăn, ở và giúp dân làm rẫy. Thế là ban ngày đồng đội thay phiên nhau đi làm rẫy với bà con, tối đến đi vận động, tuyên truyền về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Sau năm tháng khổ luyện, chịu nhiều khó khăn, anh Tuấn có thể giao tiếp bằng tiếng M'nông với đồng bào, thông thạo làm rẫy và hiểu được các tập tục của đồng bào.

Liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, đối tượng, địa bàn ngày càng sâu rộng. Năm 1994, anh Tuấn được cấp trên cử đi học tại Trường Đại học Luật Hà Nội để nâng cao nghiệp vụ đấu tranh với các hoạt động của các loại tội phạm vi phạm pháp luật trên biên giới. Với những thành tích đạt được, anh Tuấn được nâng quân hàm lên Thiếu tá và giữ chức Trợ lý Phòng Trinh sát, Trợ lý Điều tra hình sự, Trưởng ban Điều tra hình sự, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk.

Đại tá Tống Anh Tuấn

Đại tá Tống Anh Tuấn

Bao năm tháng, anh Tuấn luôn lặng lẽ đi đầu, chủ động nắm chắc tình hình từ sớm, từ xa bằng sự trầm tĩnh, đầy thận trọng để nắm chắc, đánh giá, dự báo sát, đúng tình hình trên các tuyến biên giới, kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất lên cấp trên chủ trương, đối sách, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Anh luôn quán triệt cấp dưới cũng như đồng đội phải luôn phát huy cao độ phương châm “Tinh gọn - Sắc bén - Tinh thông - Chuyên nghiệp” để chủ động bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền an ninh biên giới từ xa, từ sớm. Muốn làm lính trinh sát giỏi không chỉ cần tinh thông nghiệp vụ mà còn phải am hiểu sâu sắc tập quán, nhận thức của các dân tộc trên địa bàn biên giới.

Từ ngày nhận nhiệm vụ Đội trưởng, Đồn phó Trinh sát Đồn biên phòng vào tháng 8/1986 đến hết tháng 7 năm 2014 là Đại tá, Trưởng phòng Trinh sát, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, anh Tuấn có 29 năm làm trinh sát. Suốt quãng thời gian đó Tuấn luôn nỗ lực, kiên trì rèn luyện, học tập, phấn đấu không ngừng.

Gần 3 thập kỷ với tinh thần lặng lẽ, bền bỉ, bám nắm địa bàn, theo dõi di biến động của đối tượng bằng sự nhạy bén, nhận định đúng tình hình, lực lượng trinh sát Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã vô hiệu hóa được ý đồ chống phá của nhiều đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo trên vùng biên giới địa bàn tỉnh Ðắk Lắk, Đắk Nông, hay đối tượng phản động lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con dân tộc, góp phần xây dựng vùng biên luôn bình yên.

Bản lĩnh vững vàng

Ngần ấy thời gian làm và đảm nhiệm vị trí đầu sóng trong lĩnh vực trinh sát tại các đồn biên phòng vùng biên đã để lại cho anh Tuấn rất nhiều kinh nhiệm công tác, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số gần khắp dải biên giới với nước bạn, chỉ cần 1 chút lơ là, chểnh mảng chắc chắn nhiệm vụ sẽ bị thất bại, gây thiệt hại nặng nề.

Tháng 8/2014, Đại tá Tống Anh Tuấn nhận trọng trách mới là Phó Chỉ huy Trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk.

Ở cương vị mới, nhiệm vụ của anh là chỉ huy, phụ trách công tác nghiệp vụ, đấu tranh với các loại tội phạm thuộc diện vi phạm pháp luật trên biên giới, như tội phạm buôn bán ma túy, buôn bán người, buôn lậu…trên địa bàn.

Đại tá Tống Anh Tuấn, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Đắk Lắk phát biểu trong Lễ tiễn quân nhân

Đại tá Tống Anh Tuấn, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Đắk Lắk phát biểu trong Lễ tiễn quân nhân

Qua quá trình công tác, anh Tuấn nhận thấy mỗi người cán bộ, chiến sỹ bộ đội Biên phòng phải không ngừng học tập, tu dưỡng trong mỗi việc làm, hành động, để "giỏi về nghiệp vụ, sáng về đạo đức, vững về bản lĩnh và có tâm trong công việc".

Đặc biệt, để trở thành một trinh sát bộ đội biên phòng giỏi ngoài sự kiên trì thực hiện “ba bám”, “bốn cùng” mà còn cần có sự hi sinh thầm lặng, dũng cảm, mưu trí, bản lĩnh vững vàng, am hiểu sâu sắc phong tục, tập quán của bà con dân tộc vùng biên.

Anh cũng như lãnh đạo của mình luôn quán triệt nhất quán quan điểm của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đó là “dựa vào dân, lấy dân là gốc, nhân dân là chủ thể, mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”.

Vì vậy, việc xây dựng “thế trận lòng dân” ở khu vực biên giới giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với thế trận quân sự, an ninh và đối ngoại, tạo thành thế trận biên phòng toàn dân vững chắc, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và ngày càng phát triển với nước bạn Campuchia.

Được biết, địa bàn biên giới gồm 4 xã thuộc hai huyện Buôn Đôn và Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) đa phần có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu hiểu biết pháp luật, nhiều khi vì khó khăn mà dẫn tới vi phạm pháp luật. Vì thế, ngoài việc kết hợp tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh cũng thường xuyên phối hợp, giúp đỡ người dân làm ăn phát triển kinh tế. Với những gia đình đặc biệt khó khăn tại địa bàn 3 xã biên giới Krông Na (huyện Buôn Đôn), Ia Rvê, Ia Lốp (huyện Ea Súp), lực lượng bộ đội biên phòng cũng đến từng gia đình trao quà hỗ trợ, đồng thời, thăm hỏi, động viên các gia đình khắc phục mọi khó khăn, chấp hành nghiêm quy chế khu vực biên giới và các quy định về phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh, tuyệt đối không để dịch bệnh xâm nhập qua biên giới".

"Thời gian tôi nằm địa bàn huyện Tuy Đức, khi đó địa phương xảy ra một số trường hợp người bị ốm đau, trâu bò bỗng dưng lăn ra chết. Đồng bào nơi đây hoang mang, cho rằng do con “Ma lai" làm và nghi ngờ cho người phụ nữ ở trong bon. Có người nói: Phải giết con “Ma lai" này thì buôn làng mới yên lành được, nếu không giết nó ăn hết nội tạng của trâu bò trong bon thôi. Nghe xong, tôi mới ôn tồn hỏi chuyện về người phụ nữ bị nghi ngờ là "Ma lai"?. Một số người khẳng định: Chỉ cần đun nóng chì tan chảy, đổ vào lòng bàn tay người bị nghi, nếu là "Ma lai"sẽ không thấy đau, hoặc dìm xuống nước là "Ma lai" sẽ không chết", Đại tá Tuấn kể lại.

Hiểu rõ cơn cớ sự việc, anh Tuấn cùng đồng đội nhanh chóng tập trung người dân tại nhà văn hóa để xử lý dứt điểm. Cuộc tuyên truyền, vận động đó, anh Tuấn dùng lời lẽ đanh thép, nếu chứng minh được người bị nghi không phải "Ma lai", thì người vu oan phải chịu nộp phạt với buôn làng (theo phong tục phạt vạ). Nhiều lần vận động, tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thuộc đồn biên phòng do Tuấn quản lý đã xóa bỏ được suy nghĩ và hủ tục về con “Ma lai" và "bùa ngải".

Một lần khác, anh Tuấn bắt giữ được một nhóm người vượt biên sang Campuchia để săn bắn, đặt bẫy thú rừng, vi phạm về Quy chế biên giới quốc gia. Hôm đó, người bị bắt trả lời: "Cứ thấy dấu chân con thú thì đi theo để săn bắn, đặt bẫy không biết đâu là biên giới cả". Suy nghĩ một hồi, anh Tuấn giải thích, chủ quyền, lãnh thổ biên giới Quốc gia cũng như ranh giới của một gia đình, nếu sang nhà hàng xóm đặt bẫy, săn thú cũng giống như hành vi trộm cắp. Anh Tuấn khéo léo lồng ghép vào luật tục của đồng bào như những vụ "Trộm cắp tài sản" để xử lý, răn đe đã khiến cho như người vi phạm pháp luật tâm phục, khẩu phục.

Anh Tuấn cho biết: "Với các vụ việc của bà con đồng bào dân tộc thiểu số khi áp dụng xử lý vi phạm pháp luật, nếu khéo léo vận dụng giữa luật tục và pháp luật sẽ giải quyết vấn đề một cách triệt để. Nhiều hủ tục lạc hậu cần phải xóa bỏ, nhưng những luật tục tiến bộ, phù hợp với văn bản, quy phạm pháp luật có thể áp dụng nhằm giải quyết vấn đề triệt để.

Trải qua nhiều vị trí, cương vị công tác, từ Đội trưởng trinh sát, Đồn phó trinh sát, Phó phòng, Trưởng phòng, và hiện nay là Phó Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Đắk Lắk. Trên cương vị công tác được giao, Đại tá Tuấn luôn phát huy tinh thần, trách nhiệm, tích cực tham mưu, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Từ nhiều sự đóng góp đó, Đại tá Tống Anh Tuấn vinh dự nhận được nhiều hình thức khen thưởng từ Trung ương đến địa phương, như Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng 1, 2,3; Huân chương Quân kỳ Quyết thắng; Nhiều bằng khen và Giấy khen khác.

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

Đọc thêm

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Để triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được tăng cường tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp: Triển khai công tác năm 2025

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Chiều 10/12, Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính năm 2025. Ông Trần Phương Hồng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.
(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

“Cẩm nang pháp luật” giúp giảm tải công việc cho cán bộ tư pháp địa phương của chị Phạm Thị Trang Đài

Chị Phạm Thị Trang Đài, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) - Thấu hiểu nỗi vất vả của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói chung và cán bộ ngành tư pháp nói riêng, chị Phạm Thị Trang Đài (SN 1972, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) không ngừng nghiên cứu, cải tiến liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật giúp “giảm tải” cho cán bộ cũng như dễ dàng phổ biến đến người dân.

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Phú Yên: Sáng kiến cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt giải ba cuộc thi về cải cách hành chính

Bà Phan Thị Hoa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp (thứ ba từ phải qua) đại diện Sở nhận giải.
(PLVN) - Sáng kiến giải pháp “Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp thông qua ứng dụng VNeID khi thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp” của Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên mới đây đã được trao giải ba tại cuộc thi Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh.