Đại sứ Pháp bị Belarus trục xuất

Đại sứ quán Pháp tại Minsk cho biết đại sứ Nicolas de Lacoste đã rời đất nước vào cuối ngày Chủ nhật. Ảnh: DW
Đại sứ quán Pháp tại Minsk cho biết đại sứ Nicolas de Lacoste đã rời đất nước vào cuối ngày Chủ nhật. Ảnh: DW
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đại sứ Pháp đã được lệnh và đã rời khỏi Belarus, hãng tin AFP của Pháp đưa tin hôm Chủ nhật, dẫn lời Đại sứ quán Pháp ở Minsk.

Nó không nói lý do tại sao Đại sứ Nicolas de Bouillane de Lacoste, bị trục xuất sau khi nhà chức trách Belarus ra lệnh xuất cảnh vào thứ Hai. Truyền thông Belarus đưa tin Minsk cũng đã triệu hồi đại sứ của mình tại Paris, Igor Fesenko.

Tuy nhiên, Đại sứ quán đã lưu ý trên trang web rằng ông Lacoste hôm thứ Tư đã tiếp đón các đại diện của tổ chức phi chính phủ bị cấm gần đây của Belarus là Govori Pravdu (Nói sự thật), bao gồm cả đồng lãnh đạo Andrey Dmitriev, một trong những ứng cử viên Tổng thống năm ngoái.

Theo thông tin trên trang web của Đại sứ quán Pháp tại Minsk, Đại sứ Pháp và ông Andrei Dmitriyev đã nói về triển vọng tạo ra một cấu trúc mới, mục đích chính là thúc đẩy các dự án xã hội và viện trợ cho sự phát triển của các khu vực. Buổi gặp mặt cũng dành cho những thông tin thời sự chính trị, kinh tế xã hội của đất nước.

Đại sứ Pháp tại Belarus Nicolas de Bouillane de Lacoste (phải) gặp ông Andrey Dmitriev, đại diện của tổ chức phi chính phủ "Govori pravdou" ngày 13/10/2021. Ảnh: Đại sứ quán Pháp tại Belarus

Đại sứ Pháp tại Belarus Nicolas de Bouillane de Lacoste (phải) gặp ông Andrey Dmitriev, đại diện của tổ chức phi chính phủ "Govori pravdou" ngày 13/10/2021. Ảnh: Đại sứ quán Pháp tại Belarus

Bộ ngoại giao của Belarus và Pháp cũng như đại sứ quán Pháp chưa đưa ra bình luận ngay lập tức.

Người phát ngôn của sứ quán Pháp nói với AFP: “Ông ấy chào tạm biệt các nhân viên của sứ quán và ghi một đoạn video thông điệp gửi đến người dân Belarus, sẽ xuất hiện vào sáng mai (thứ Hai) trên trang web của sứ quán”.

Theo DW, ông Lacoste chưa trình Quốc thư cho Tổng thống Aleksander Lukashenko và thay vào đó trình chúng cho Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei, một hành động mà ông Lukashenko coi là "một hành động khinh thường".

Pháp và các nước EU khác đã không công nhận ông Lukashenko là người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào tháng 8 năm ngoái. Chiến thắng tự tuyên bố của ông đã mở đầu một làn sóng phản đối lịch sử chống lại ông và việc theo đuổi nhiệm kỳ thứ sáu của ông.

Mỹ và EU đã ban hành nhiều lệnh trừng phạt đối với các nhân vật quan trọng của chế độ ông Lukashenko và gia đình của họ, cũng như các thực thể nhà nước Belarus, nhưng Lukashenko cho đến nay vẫn có thể chống lại áp lực.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.