Đãi ngộ để không "chảy máu chất xám"

Vấn đề giữ chân bác sĩ giỏi cùng nhiều điều kiện đãi ngộ khác để các bệnh viện ở Đà Nẵng đạt được điều kiện khám chữa bệnh kỹ thuật cao, hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện lớn trong nước và khu vực vẫn đang là một bài toán cần tính kỹ khi nguồn lực bác sĩ trong cả nước vẫn còn thiếu.  

Các bệnh viện chuyên khoa cũng như đa khoa của thành phố đang tạo nên một sức hút mạnh mẽ đối với nguồn nhân lực y tế. Vấn đề giữ chân bác sĩ giỏi cùng nhiều điều kiện đãi ngộ khác để các bệnh viện ở Đà Nẵng đạt được điều kiện khám chữa bệnh kỹ thuật cao, hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện lớn trong nước và khu vực vẫn đang là một bài toán cần tính kỹ khi nguồn lực bác sĩ trong cả nước vẫn còn thiếu.

Sức hút nội tại

Giao ban trước giờ khám bệnh tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Giao ban trước giờ khám bệnh tại Bệnh viện Đà Nẵng. 

Cách đây hơn 10 năm, khi cả nước vẫn chưa có nhiều bệnh viện tư, Đà Nẵng đã mạnh dạn xây dựng chính sách cho bệnh viện y tế tư nhân hoạt động và đặc biệt là xây dựng chính sách xã hội hóa trong các bệnh viện công. Tức cho phép những người có điều kiện đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho công việc khám chữa bệnh trong khi các bệnh viện chưa đủ sức trang bị. Nhờ đó, một vài bệnh viện đã có được sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, phục vụ bệnh nhân ở thành phố cũng như một số tỉnh lân cận.

Cùng với đó, thành phố ngày càng phát triển không ngừng, điều kiện kinh tế-xã hội được nâng cao hơn trước, cộng với chính sách thu hút nhân tài đã tạo nên sức hút nội tại đối với nguồn nhân lực giỏi, có tay nghề ở nhiều nơi tìm đến. Nhờ đó, số lượng bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện cũng như số giường bệnh nhìn chung đã đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Theo bác sĩ Phạm Hùng Chiến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, trong khi cả nước chỉ có trung bình 6 bác sĩ/vạn dân và năm 2010 đang phấn đấu để đạt 1,23 giường bệnh/vạn dân; thì ở Đà Nẵng, đã đạt được 12,7 bác sĩ/vạn dân và 49,5 giường bệnh/vạn dân.

Theo Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND, thành phố vừa đề ra nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút đội ngũ bác sĩ về công tác tại các trạm y tế xã, phường để nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở. Theo đó, bác sĩ đang công tác tại các đơn vị y tế quận, huyện, thành phố tự nguyện đến công tác tại trạm y tế phường, xã hoặc thực hiện chế độ tăng cường, biệt phái bắt buộc đến công tác tại trạm y tế phường, xã chưa có bác sĩ trong thời hạn ít nhất 2 năm; bác sĩ hợp đồng lao động tại trạm y tế phường, xã; bác sĩ theo chính sách thu hút của thành phố tự nguyện đến công tác tại trạm y tế phường, xã sẽ được hưởng những chế độ, chính sách ưu đãi đặc biệt.

Bao gồm ưu đãi trong việc tuyển dụng vào biên chế; ngoài mức lương được hưởng theo quy định, hằng tháng còn được trợ cấp thêm bằng 100% mức lương theo ngạch, bậc và phụ cấp hiện hưởng; được hỗ trợ tiền xăng xe hằng tháng; được cử đi đào tạo sau đại học và hưởng chế độ trợ cấp đi học; được ưu tiên cử dự thi nâng ngạch, nâng lương trước thời hạn. Các bác sĩ đang công tác tại tuyến quận, huyện, thành phố tự nguyện đến công tác tại trạm y tế các xã miền núi thuộc huyện Hòa Vang được hỗ trợ một lần 15 triệu đồng; về trạm y tế các xã còn lại thuộc huyện Hòa Vang được hỗ trợ 10 triệu đồng, về trạm y tế các phường thuộc các quận được hỗ trợ 7 triệu đồng; cam kết làm việc trong thời hạn ít nhất 5 năm...

Những chính sách như trên đã được Đà Nẵng triển khai mạnh mẽ trong nhiều năm qua, thu hút bác sĩ ở hầu hết các tuyến bệnh viện. Nhưng việc thiếu bác sĩ ở tuyến cơ sở do điều kiện làm việc, thu nhập còn thấp so với các bệnh viện lớn đã khiến nhiều bác sĩ không muốn ở lại. Bác sĩ Phạm Hùng Chiến thẳng thắn cho rằng, dù việc bác sĩ từ tuyến dưới “xin” lên tuyến trên diễn ra thường xuyên, nhưng một điều may mắn mà Đà Nẵng có được là không có tình trạng “chất xám chảy máu” ra các tỉnh, thành khác, nên người bệnh, các bệnh viện vẫn có được nguồn nhân lực dồi dào, có tay nghề cao. Vấn đề là phải xác định được tuyến y tế xã, phường cần các bác sĩ thuộc y tế dự phòng, cử nhân y tế công cộng hoặc là bác sĩ hệ gia đình...

Thị trường nhân lực y tế

Có thể một vài năm nữa, các bác sĩ muốn vào làm việc tại bệnh viện phải thi để thể hiện tay nghề, và các bệnh viện tiếp tục “thu hút” người bệnh bằng chất lượng khám chữa bệnh. Lúc đó sẽ có một thị trường nhân lực thực sự của ngành y tế.

Theo bác sĩ Phan Thanh Phương, Giám đốc TTYT quận Thanh Khê, ở các trung tâm y tế quận, huyện, áp lực công việc ngày càng nhiều. Dù các bác sĩ thường xuyên được cử đi học, nâng cao tay nghề, nhưng có thể thu nhập, môi trường làm việc không như ý muốn thì chuyện chuyển đi đều được dự báo trước. Những người ở lại nhiều khi do không có cơ hội, gắn bó vì trách nhiệm hoặc là người thực sự tâm huyết. Để giữ chân bác sĩ, Ban Giám đốc TTYT Thanh Khê đã nỗ lực hết mình để thu nhập của bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên tăng 200% so với năm ngoái, trong khi chỉ có 36 bác sĩ và 130 giường bệnh.

Nhắc đến thị trường lao động của ngành, bác sĩ Phương cho rằng, vấn đề này sẽ sớm được đề cập đến, lúc đó dù tuyến y tế cơ sở vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi về nhân lực, trang thiết bị, nhưng sẽ được đánh giá đúng thực chất vì đây là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Theo bác sĩ Phạm Hùng Chiến, việc đào tạo bác sĩ theo địa chỉ là mô hình bền vững, hiệu quả, đáp ứng cả trước mắt lẫn lâu dài về chiến lược cán bộ y tế. Ngoài ra, mọi bác sĩ cần được đào tạo nâng cao tay nghề, phát triển mạnh những bác sĩ chuyên khoa về mổ tim, ghép thận, kỹ thuật vô sinh...; cải thiện đời sống bác sĩ. Và các bệnh viện công phải tạo nên “chỉ số hấp dẫn” của mình để giữ nhân lực, không mất chất xám, lúc đó bác sĩ giỏi sẽ tìm nơi để cống hiến và một thị trường nhân lực của ngành y tế nếu hình thành, người bệnh sẽ được hưởng thụ một nền y tế hiện đại, có đủ bác sĩ giỏi để yên tâm khám chữa bệnh.

HOÀNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.