Đại lễ tưởng niệm 715 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 13/12 (nhằm ngày 01/ 11 năm Quý Mão), tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), Thường trực Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam (GHPGVN) TP Cần Thơ trang nghiêm tổ chức Đại lễ tưởng niệm 715 năm Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Đại lễ có gần 1000 phật tử về tham dự.

Đại lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm và thành kính. Đây là dịp để các để chư Tăng, Ni trong GHPGVN cùng giới phật tử và du khách thập phương ôn lại về cuộc đời, sự nghiệp trị nước an dân, sự nghiệp hoằng dương phật pháp và sáng lập dòng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông. Trong không khí trang nghiêm, chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo giáo hội, chính quyền các cấp và toàn thể Phật tử thực hiện nghi thức dâng hương tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Quang cảnh buổi Đại lễ tưởng niệm 715 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

Quang cảnh buổi Đại lễ tưởng niệm 715 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

Theo sử sách lưu lại, Phật hoàng Trần Nhân Tông được ngợi ca là một trong những vị hoàng đế anh minh, hiền tài trong lịch sử nước Đại Việt. Dưới sự trị vì của ông, nhà Trần đã trở thành một triều đại hiển hách nhất trong lịch sử Đại Việt. Đồng thời, ông đã trực tiếp lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông và giành thắng lợi vẻ vang. Thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến đã giúp nhà Trần giữ vững nền độc lập dân tộc, đặt nền móng cho việc mở mang bờ cõi, yên định biên cương và xây dựng nền văn hóa Đại Việt phát triển hưng thịnh.

Đến năm 1299, Vua Trần Nhân Tông rời hành cung Vũ Lâm về Yên Tử tu hành khổ hạnh tại am Tử Tiêu, núi Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh) lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà và xưng là Trúc Lâm đại sĩ. Tại đây, ngài đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - một dòng thiền Phật giáo mang đậm màu sắc Việt Nam, với chủ trương gắn đạo với đời, gắn xu thế nhập thế của việc thiền với việc gìn làng, giữ nước.

Trong không khí trang nghiêm, chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo giáo hội, chính quyền các cấp và toàn thể Phật tử thực hiện nghi thức dâng hương tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Trong không khí trang nghiêm, chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo giáo hội, chính quyền các cấp và toàn thể Phật tử thực hiện nghi thức dâng hương tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tại Đại lễ, Thượng tọa Thích Bình Tâm đã đọc lời tưởng niệm Đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông của Trung ương GHPGVN: “Nguyện phụng trì Phật pháp, phát huy chân lý Đạo nhà, giữ gìn Tổ ấn vàng son, làm rạng rỡ vang danh Non thiêng Phật Tổ huy hoàng tráng lệ, non sông gấm vóc thiên thành, một cõi vững bền muôn thuở.
Đồng thành kính nguyện thực hành giữ gìn tinh thần đoàn kết hòa hợp dân tộc, độc lập Tổ quốc; nêu cao tinh thần phóng khoáng, bao dung trong cộng đồng dân tộc và xã hội, đoàn kết các Tôn giáo, để cùng tồn tại và phát triển, thực hiện hữu hiệu phương châm “Tốt đời đẹp Đạo”; Duy trì truyền thống dân tộc, tự lực, tự cường, phát huy nội lực, đồng thời nhờ ngoại lực để phát huy đạo giáo và đất nước phồn vinh, văn minh tiến bộ…”.

Ông Đoàn Văn Hiếu - Phó Trưởng ban Tôn giáo Sở Nội vụ TP Cần Thơ phát biểu tại Đại lễ.

Ông Đoàn Văn Hiếu - Phó Trưởng ban Tôn giáo Sở Nội vụ TP Cần Thơ phát biểu tại Đại lễ.

Đến tham dự Đại lễ, ông Đoàn Văn Hiếu - Phó Trưởng ban Tôn giáo Sở Nội vụ TP Cần Thơ phát biểu ghi nhận những đóng góp của GHPGVN nói chung, Phật giáo Cần Thơ nói riêng trong quá trình đồng hành xây dựng và phát triển đất nước, lợi đạo ích đời. Đồng thời, xứng đáng là một tôn giáo của sự từ bi và trí tuệ với giáo lý vô ngã, vị tha, cứu khổ độ sinh.

Theo ông Đoàn Văn Hiếu, trong quá trình dựng nước và giữ nước, Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện tinh thần hòa hợp, cứu khổ độ sinh và có những đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Trải qua các thời kỳ phát triển của đất nước, lịch sử đã ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí vì Quốc gia, Dân tộc. Đặc biệt, đất nước ta mãi mãi ghi nhớ công lao của Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tin cùng chuyên mục

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành

(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Đọc thêm

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.