Đại Lai Lạt Ma nói về những khả năng của y học phương Đông trong cuộc chiến chống Covid-19

Đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) thứ XIV
Đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) thứ XIV
(PLVN) - Đại diện nền y học Ấn Độ, Tây Tạng và Trung Quốc nên hợp lực lại để phát triển phương thuốc phòng ngừa Covid-19 ở châu Á, Ấn Độ có rất nhiều kiến thức trong lĩnh vực này và kinh nghiệm đó nên được sử dụng, Đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) thứ XIV nhận định.

"Hiện nay trong lĩnh vực khoa học đang phát triển các loại thuốc để phòng ngừa căn bệnh mới. Nếu nói về Ấn Độ, thì có một hệ thống hàng nghìn năm tuổi là Ayurveda (hệ thống y học dân gian cổ truyền của Ấn Độ). Ngoài ra, ở Ấn Độ cũng có y học allopathic (cổ điển), cũng như có thể mời đại diện nền y học cổ truyền Trung Quốc. Người Tây Tạng chúng tôi cũng có hệ thống y học của riêng mình", Đức Đạt Lai Lạt Ma nói khi trả lời câu hỏi của khán giả trong một bài thuyết giảng trực tuyến.

Theo ý kiến của ông, thật hợp lý khi tổ chức một cuộc gặp gỡ quốc tế của các nhà khoa học trong lĩnh vực y học, những người sẽ đại diện cho y học Ayurveda, allopathic, Trung Quốc và Tây Tạng.

"Vào thế kỷ thứ 8 đã từng có một hội nghị y học gần như là hội nghị quốc tế dưới sự chủ trì của hoàng đế Trung Hoa. Hội nghị khi đó có các đại diện của y học Tây Tạng, y học Ayurveda, y học Yunan (Hy Lạp cổ đại), y học cổ truyền Trung Hoa. Tôi thấy việc tổ chức một cuộc gặp gỡ như vậy là rất hợp lý, để thảo luận về những loại thuốc nhằm đối phó với căn bệnh mới này", nhà lãnh đạo tinh thần nói.

Đồng thời, Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu ý rằng "Ấn Độ có kiến thức vô cùng phong phú trong lĩnh vực này, đây là điều chúng ta có thể phát huy". Ông nhấn mạnh: “Khi đến thời điểm thích hợp, sẽ rất tốt nếu có một cuộc thảo luận như vậy với các bác sĩ giàu kinh nghiệm, đại diện của các truyền thống y học khác nhau, để cố gắng rút ra kiến thức từ những nguồn này”.

Theo RIA Novosti,Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các bác sĩ, thầy thuốc và nhân viên làm việc trong ngành y, những người đang chiến đấu với căn bệnh Covid-19 trên toàn thế giới, thậm chí đánh đổi cả sinh mạng của họ.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.