Đại hội thể thao của hòa bình và hữu nghị

Đại hội thể thao của hòa bình và hữu nghị
(PLO) - Từ ngày 5 đến 21/8, Thế vận hội Mùa hè Olympic 2016 sẽ diễn ra ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil với khoảng 14.000 vận động viên tranh tài và 25.000 nhà báo từ 100 quốc gia đến đưa tin về sự kiện thể thao này. 

Từ truyền thuyết...

Theo truyền thuyết, Thế vận hội Olympic cổ đại được thành lập ở Hy Lạp bởi Thần Heracles, con trai của Thần Zeus. Theo các tài liệu lịch sử còn lưu lại, Olympic đầu tiên được tổ chức vào năm 776 trước Công Nguyên. Ở Olympic này chỉ có một môn thi chạy tốc độ và vận động viên Coroebus đã giành chiến thắng và trở thành nhà vô địch Olympic đầu tiên trong lịch sử.

Thế vận hội Olympic cổ đại tiếp tục phát triển và được tổ chức 4 năm một lần trong gần 1.200 năm với các môn thi đấu là quyền anh, ném đĩa, đua ngựa, phi lao, nhảy xa, nhảy cao, nhảy sào, năm môn phối hợp, điền kinh, đấu vật …

Vào năm 393 sau Công Nguyên, Hoàng đế La Mã Theodosius I, một người Cơ Đốc giáo đã huỷ bỏ Thế vận hội do những ảnh hưởng ngoại giao.

Khoảng 1.500 năm sau, nam tước người Pháp Pierre de Coubertin bắt đầu kế hoạch phục hồi Thế vận hội Olympic khi ông nhận thấy rằng, thể dục thể thao làm cho con người trở nên nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn. Mặc dù những cố gắng của Coubertin để người dân Pháp quan tâm hơn đến các môn thể thao đã không được hưởng ứng nhiệt tình nhưng ông vẫn tiếp tục theo đuổi hoài bão. Năm 1890, Coubertin đứng ra tổ chức và thành lập Hội Liên hiệp Thể thao Pháp (USFSA).

Năm 1892, Coubertin lần đầu tiên đưa ra ý tưởng phục hồi Thế vận hội Olympic. Tại một cuộc họp của USFSA ngày 25/11, Coubertin phát biểu “Tôi muốn các bạn đồng tình hưởng ứng để chúng ta cùng nhau thực hiện nâng cấp Olympic phù hợp với cuộc sống hiện đại và phục hồi Olympic là công việc huy hoàng”.

Hai năm sau, ngày 23/6/1894, Coubertin tổ chức hội nghị gồm 75 đại biểu đến từ 9 quốc gia. Tại hội nghị, ông hùng hồn diễn thuyết kế hoạch phục hồi Olympic và các đại biểu đã bỏ phiếu tán thành kế hoạch này. Hội nghị cũng quyết định thành lập Uỷ ban Olympic Quốc tế (IOC) và Demetrious Vikelas, đại biểu của Hy Lạp được bầu làm chủ tịch đầu tiên của IOC. 

Ngày 6/4/1896, Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên được tổ chức tại thủ đô Athens của Hy Lạp. Đại hội Thể thao Olympic, thường được gọi là Olympic Mùa hè được tổ chức 4 năm một lần từ năm 1896, trừ những năm diễn ra chiến tranh thế giới.

Olympic Mùa đông được thành lập vào năm 1924 cho những môn thể thao mùa đông. Mới đầu Olympic Mùa đông được tổ chức cùng năm với Olympic Mùa hè, nhưng từ năm 1994, Olympic Mùa đông và Olympic Mùa hè diễn ra xen kẽ nhau hai năm một lần và vào các năm chẵn.

Các nghi thức và biểu tượng

Để đăng cai Olympic, các thành phố của các nước phải đệ trình bản kế hoạch đáp ứng đủ các tiêu chí lên IOC. Sau khi bản kế hoạch được đưa lên, IOC tiến hành bỏ phiếu bầu chọn và thành phố nhận được nhiều phiếu nhất sẽ trở thành thành phố được quyền tổ chức Thế vận hội Olympic.

Sau buổi lễ thắp đuốc ở Olympia, Hy Lạp, hành trình rước đuốc bắt đầu. Ngọn đuốc được đưa bằng máy bay từ nước này sang nước khác. Khi đến một thành phố, ngọn đuốc sẽ được rước bằng đi bộ. Hành trình rước đuốc Olympic giống như một cuộc thi chạy tiếp sức. Người rước đuốc cuối cùng sẽ chạy xung quanh sân vận động một lần rồi thắp sáng đài lửa, đánh dấu một kỳ Olympic mới chính thức bắt đầu. Đài lửa sẽ được thắp trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội.

Lá cờ chính thức của Olympic do Coubertin, người sáng lập Thế vận hội Olympic hiện đại, tạo ra vào năm 1914, gồm 5 vòng tròn liên kết với các màu xanh dương, vàng, đen, xanh lá, đỏ trên nền màu trắng. 5 vòng tròn này tượng trưng cho sự đoàn kết, hữu nghị và hợp tác hòa bình giữa các quốc gia năm Châu. Lá cờ Olympic tung bay lần đầu tiên trong Thế vận hội Olympic năm 1920. Đến năm 1921, “Citius, Altius, Fortius” (“Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn”) đã được Coubertin lựa chọn làm câu khẩu hiệu của Olympic.

Các huy chương của Olympic được thiết kế đặc biệt cho mỗi kỳ Thế vận hội Olympic do Ủy ban tổ chức của thành phố nước chủ nhà gồm ba loại: huy chương Vàng (mạ 6gram vàng), huy chương Bạc (mạ 92,5% bạc) và huy chương Đồng. Mỗi huy chương Vàng, Bạc, Đồng đều dày 3mm và có đường kính 60mm.

Tại Thế vận hội Olympic Rio 2016 lần này, khoảng 5.500 cuộc kiểm tra doping sẽ được tiến hành. Olympic Rio 2016 cũng là lần đầu tiên Tòa Trọng tài Thể thao Quốc tế (CAS) nhận trách nhiệm đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các trường hợp gian dối sử dụng thuốc. 

Tổng thống lâm thời Brazil Michel Temer đã khai trương một tuyến tàu điện ngầm tại thành phố Rio de Janeiro vài ngày trước khi Thế vận hội Olympic 2016 khai mạc.

Tuyến tàu điện ngầm mới “Line 4” sẽ kết nối quận du lịch của thành phố Rio với vùng Barra da Tijuca ở phía Tây, nơi sẽ diễn ra nhiều sự kiện thể thao trong khuôn khổ Olympic. Theo kế hoạch, tuyến tàu có 6 bến đỗ này sẽ phục vụ hơn 300.000 hành khách mỗi ngày, ưu tiên các đoàn thể thao bao gồm các vận động viên, nhà tổ chức và các nhân viên liên quan. Giới chức Brazil kỳ vọng “Line 4” sẽ góp phần làm cho Olympic 2016 trở thành Thế vận hội tốt nhất trong lịch sử và sẽ trở thành một di sản quan trọng của thành phố, góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân.

Tuyến tàu điện ngầm mới bắt đầu được xây dựng từ năm 2010. Tàu chạy trên tuyến đường này do Công ty thiết bị đường sắt Changchun của Trung Quốc thiết kế và chế tạo. Công ty này sẽ điều hành hệ thống trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội để đảm bảo hoạt động thông suốt.

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.