Đại hội MTTQ các cấp: Cần chọn người đủ Tâm và đủ Tầm gắn bó với nhân dân

Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) các cấp đang tiến hành khẩn trương, tiến tới Đại hội MTTQVN lần thứ IX nhiệm kỳ 2019-2024, với nỗ lực phản ánh cho được chất lượng thực chất, các hoạt động của MTTQ liên quan đến công tác lãnh đạo, tham mưu của đội ngũ cán bộ mặt trận có tâm, tầm, yêu thích công tác mặt trận (CTMT), lăn lộn phong trào, gần gũi, lắng nghe nhân dân để không ngừng tăng cường mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc nhất là ở cơ sở, khu dân cư.

Phát huy những kinh nghiệm tốt

Ngày 6/2/2018, Ban thường trực UBTƯ MTTQVN có Thông tư số 28 hướng dẫn MTTQVN các cấp cả về nội dung báo cáo chính trị và đề án nhân sự, kèm theo hướng dẫn số 117 ngày 01/08/2018 về xây dựng báo cáo chính trị Đại hội có căn cứ chương trình hành động của MTTQVN nhiệm kỳ 2014 – 2019. Thủ tướng Chính phủ cũng có văn bản số 1115 ngày 30/08/2018 chỉ đạo các bộ ngành phối hợp tạo điều kiện tổ chức Đại hội MTTQ kể cả về kinh phí.

Mặt thuận lợi khác là trước đó Ban Bí thư TƯ Đảng ra chỉ thị 10 ngày 15/12/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gồm 5 tiêu chí (thay cho cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” có mặt trùng lắp, chồng chéo với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”  theo Quyết định số 4266 ngày 16/09/2011 của Thủ tướng chính phủ). Sau đó, Chính phủ và Đoàn chủ tịch UBTƯ MTTQVN có Nghị quyết liên tịch số 88 phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Ở cấp tỉnh, thành, căn cứ hướng dẫn của MTTQVN, Ban thường trực UBMTTQ triển khai hướng dẫn đối với UBMTTQ các quận huyện, phường xã. Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy có Thông tư về lãnh đạo Đại hội MTTQVN các cấp.

Từng UBMTTQ của 63 tỉnh thành đều chọn UBMTTQ một quận hay huyện để tổ chức Đại hội điểm. Mỗi UBMTTQ quận huyện chọn một phường hoặc xã tổ chức Đại hội điểm. Và mỗi cấp UBMTTQ đều có phân công cán bộ phụ trách kiểm tra, giúp đỡ Đại hội MTTQ cấp dưới kể cả kế hoạch tiến hành Đại hội.

Về hiệp thương giới thiệu ủy viên MTTQ tuân thủ nguyên tắc có sự chỉ đạo của cấp ủy cấp ngang và Ban thường trực UBMTTQ cấp trên; các cấp ủy Đảng đều bố trí ủy viên thường vụ hay cấp ủy viên hiệp thương cử làm Chủ tịch UBMTTQ, thậm chí có nơi còn bố trí trưởng ban dân vận là phó bí thư cấp ủy được cử làm chủ tịch UBMTTQ. Ngoài tiêu chuẩn chung cho chủ tịch UBMTTQ theo quy định của MTTQVN, có Thành ủy còn quy định Chủ tịch UBMT phải là người đã tốt nghiệp đại học hoặc đang học đại học.

Điểm mới nữa là các dự thảo báo cáo chính trị và đề án nhân sự của UBMTTQ từng cấp được UBMTTQ cấp dưới kể cả Ban công tác Mặt trận khu phố đóng góp ý kiến một cách dân chủ. Một trong những yếu tố mang đến kết quả trên chính là biết phát huy cơ chế chiến lược của Đảng đến khi hoàn thành chủ nghĩa xã hội là: Đảng lãnh đạo bằng nghị quyết chính quyền quản lý bằng kế hoạch, phối hợp, điều hành, Mặt trận tổ chức thực hiện, vận động, thuyết phục, phát huy quyền làm chủ của các giới, tầng lớp nhân dân.

Về trách nhiệm của Ban thường trực UBTƯ MTTQVN, lần đầu tiên đã có sự hướng dẫn công phu, tỉ mỉ, cho UBMTTQ các cấp. Cũng lần đầu tiên theo tinh thần NQTƯ 4 Đai hội XII quy định 8 của Bộ Chính trị về nêu gương của cán bộ, đảng viên các cấp trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, trong kiểm điểm của mình, Ban thường trực UBTƯ MTTQVN đã tự phê bình nghiêm khắc trong hoạt động hàng năm, trong chỉ đạo hướng dẫn cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trước đây và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Đây hiện là lần đầu tiên Ban thường trực UBTƯ MTTQVN mạnh dạn có những kiến nghị chân thành, thẳng thắn liên quan đến nhiều bất cập, chồng chéo, thiếu thống nhất giữa cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” thuộc MTTQVN và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của ngành văn hóa, giữa MTTQVN và các bộ, ngành chính quyền nhất là Bộ VHTTDL, Bộ xây dựng.

Nhìn thẳng vào tồn tại, khiếm khuyết để khắc phục

Về bố cục báo cáo chính trị của Đại hội MTTQ: Theo điều 9, Hiến pháp 2013, về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Theo chỉ thị 10 của Ban Bí thư TƯ Đảng, 5 tiêu chí cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do MTTQVN phát động là: “1) Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tiếp tục giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng. 2) Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo đời sống giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm lo sức khỏe nhân dân, xây dựng gia đình văn hóa, phát huy truyền thống đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái. 3) Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quang môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. 4) Đoàn kết chấp hành pháp luật, bảo đảo trật tự an toàn xã hội, 5) Đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh”. Đối chiếu với Hiến pháp 2013, trong 5 tiêu chí thiếu hẳn công tác dân tộc, tôn giáo, người VN định cư ở nước ngoài.

Theo hướng dẫn của thông tư 28 của MTTQVN, nội dung báo cáo chính trị gồm 5 nội dung của chương trình hành động của MTTQVN nhiệm kỳ 2014-2019: “1) Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập họp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. 2) Phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của nhân  dân, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua yên nước. 3) Phát huy dân chủ, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Dảng và chính quyền vững mạnh.4) Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết hữu nghị và họp tác quốc tế. 5) Hoàn thiện cơ chế, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống MTTQVN đáp ứng yêu càu nhiệm vụ trong giai đoạn mới”.

Phần lớn UBMTTQ các cấp dựa vào 5 nội dung trên, nên lại thiếu 2 nội dung quan trọng khác là bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; và công tác dân tộc, tôn giáo.

Sự bất cập chồng chéo kéo dài giữa cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nộng thôn mới, đô thị văn minh” của MTTQVN và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của ngành văn hóa.

Có nhiều nơi UBND cấp TP lại lấy 5 tiêu chí cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” của MTTQVN biến thành 5 tiêu chí của “khu phố văn hóa” thuộc UBNDTP. Cho đến nay, dưới sự chỉ đạo của ngành văn hóa, địa phương nào cũng tiếp tục công bố đạt “90-95% gia đình văn hóa”.

Những con số thành tích bình xét cao chót vót ấy được hình thành bằng cách nào: Đến nay trong cả nước chưa có địa phương nào có phương thực và cách làm bảo đảm tính thực chất để thuyết phục xã hội và người dân. Có gia đình nào gồm ông bà cha mẹ con cháu anh chị em ngồi lại để bàn bạc về 5 tiêu chí, đăng ký phù hợp với lứa tuổi và ngồi lại kiểm điểm xem có đạt tiêu chí hay không?.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phải thừa nhận thực tế phũ phàng: “rất nhiều gia đình bỗng nhiên nhận danh hiệu gia đình văn hóa đã rất ngạc nhiên không hiểu sao lại được nhận, đã đạt tiêu chí gì và cảm thấy rất ái ngại”.

Trong nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và UBTƯMTTQVN số 88 chứa đựng nhiều bất cập, trong hàng chục bộ có quy chế phối hợp với MTTQVN không hề đề cập  xây dựng gia đình văn hóa. Hiện nay chỉ duy nhất Bộ VHTTDL tiếp tục áp đặt “gia đình văn hóa” trong thực hiện quan hệ phối hợp với MTTQVN. Mặt khác, mặc dù có cuộc vận động “xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” nhưng Bộ xây dựng chưa hề xây dựng tiêu chí đô thị văn minh như đã thỏa thuận.

Ban CTMT khu phố chưa đủ khả năng để sâu sát dân và các hộ gia đình.

Theo pháp luật hiện hành, hệ thống chính quyền có 4 cấp: Trung ương, tỉnh thành, quận huyện, phường xã, với hai nấc khu phố, tổ dân phố ở cơ sở. Về  hệ thống Mặt trận thực tế có 4 cấp: MT TƯ, MT tỉnh thành, MT quận huyện, MT phường xã) với một nấc ở cơ sở là Ban Công tác Mặt trận (CTMT) khu phố, thôn, ấp... Qua đó, cho thấy sự thiếu đồng bộ trong thực hiện quan hệ phối hợp giữa chính quyền và Mặt trận ở cơ sở địa bàn khu dân cư. Trong khi chính quyền có nấc ban điều hành tổ dân phố thì Mặt trận chỉ dừng lại ở nấc Ban CTMT với nhiều tổ dân phố trong đó. Với địa bàn rộng, dân đông (nhất là ở đô thị) thì Ban CTMT vẫn chưa đủ khả năng để sâu sát với từng gia đình. Đây chính là khiếm khuyết cần khắc phục để nhằm thay đổi phương thực hoạt động của Mặt trận hiệu quả ngay từ cơ sở, Mặt trận phát huy được vai trò thực chất từ cơ sở thì tôn chỉ của cả hệ thống Mặt trận mới được hiện thực hóa như hiến định. 

Thực tế từ những năm 1980 lúc nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh làm Bí thư Thảnh ủy TP.HCM, đã manh nha tổ CTMT. Vì vậy, trong tình hình hiện nay, thiết nghĩ việc lập tổ CTMT ở địa bàn tổ dân phố là hợp lý, phù hợp với thực tế cuộc sống của cộng đồng ở khu dân cư. Qua 3 năm thí điểm, 4 tổ CTMT thuộc khu phố 4, P7, Q3 vẫn tồn tại, sát dân, sát gia đình nhất. Nhờ tổ CTMT mà phát hiện việc giúp gia đình nghèo sang cận nghèo, nhưng để thoát nghèo phải mất ít nhất 5 năm vì 2 đứa con trong 1 gia đình nghèo tàn tật lên đại học,cần phải tiếp tục hỗ trợ tiền học phí và cho vay không lấy lãi.Nhờ có quỹ hoạt động của Ban CTMT khu phố 4, P7, Q3 cùng các tổ CTMT. Ngoài ra ở Đồng Tháp, Bến Tre, quận Bình Thạnh, quận Tân Phú đã xuất hiện dạng tổ CTMT với sự quan tâm của cấp ủy Đảng. 4 tổ CTMT thuộc Ban CTMT khu phố 4, P7, Q3 (TP HCM) nói trên được biểu dương, đưa lên báo, truyền hình từ phường lên đến quận, TP HCM và báo cáo với Ban thường trực UBTƯ MTTQVN.

Một số kiến nghị

Để phát huy huy vai trò thực chất của MTTQVN các cấp, người viết kiến nghị:

Hoàn chỉnh bố cục báo cáo chính trị Đại hội MTTQ các cấp. Bố cục nên như sau: 1) Tình hình chung, 2) Sự đồng thuận của người dân đối với nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, Hiến pháp 2013; Sự trăn trở, bức xúc của người dân trước sự vi phạm luật của một bộ phận cán bộ, đảng viên. 3) Về khối đại đoàn kết, nói rõ các tầng lớp, các giới như công nhân, viên chức, thanh niên, phụ nữ, dân tộc, tôn giáo hoạt động, đóng góp gì cho sức mạnh đoàn kết. 4) Các cuộc vận động, phong trào thi đua nên bám vào  5 tiêu chí cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gồm đến 51 nhiệm vụ cụ thể. Làm rõ phong trào chung do MTTQ chủ trì, làm đầu mối phối hợp là chính và các phong trào mà MTTQ chỉ tham gia không chủ trì. Tập trung vấn đề giảm nghèo xây dựng gia đình hạnh phúc theo hiến pháp 2013. 5) Về công tác dân tộc, tôn giáo, người VN định cư ở nước ngoài và thân nhân ở VN. 6) Các tổ chức thành viên có tham gia hoạt động phối hợp với MTTQ trong các phong trào do MTTQ chủ trì.7) Công tác tổ chức và cán bộ chú ý hoạt động của ban thường trực MT, hoạt động của các ủy viên MTTQ không chuyên trách; sinh hoạt định kỳ của MTTQ phường với các  ban công tác MT khu phố và tổ CTMT ở địa bàn tổ dân phố (nếu đã thành lập). Định kỳ UBMTTQ cấp dưới góp ý cho UBMTTQ cấp trên. Định kỳ rà soát mối quan hệ của cơ chế “Đảng lãnh đạo bằng nghị quyết, Chính quyền quản lý điều hành bằng kế hoạch, MTTQ vận động, thuyết phục, giám sát phản biện xã hội, Nhân dân phát huy quyền làm chủ bằng quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ. 

Cách làm trên sẽ giảm sự lúng túng của UBMT cấp dưới.

Kiên quyết tổ chức hệ thống hoạt động, thi đua riêng của MTTQ, cần tuân thủ theo đúng cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, MT vận động tổ chức thực hiện nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Xem xét xóa bỏ danh hiệu “ gia đình văn hóa, khu phố văn hóa” và thực hiện danh hiệu gia đình hạnh phúc theo đúng hiến pháp 2013. Tại đại hội XII của Đảng,Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ước vọng xây dựng đất nước hạnh phúc, gia đình hạnh phúc theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đầu năm 2019, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn nhấn mạnh, trước mặt trái của cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, cần phải xây dựng gia đình hạnh phúc như Hiến pháp 2013 đã ghi rõ.

Tinh thần này này đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch UBTWMTTQVN Trần Thanh Mẫn, Bí thư thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân nêu lên trong các phát biểu của mình. Và trong tình hình hiện nay, chỉ có xây dựng gia đình hạnh phúc mới phù hợp với đòi hỏi thực tiễn cuộc sống, góp phần đắc lực vào việc đẩy lùi các tệ nạn xã hội. MTTQVN cũng đã có đề nghị Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều chỉnh “gia đình văn hóa” thành “gia đình hạnh phúc” theo Hiến pháp 2013.

Cần thực hiện Tổ CTMT ở địa bàn tổ dân phố là nấc sát dân sát gia đình nhất. Tại các thành phố với tốc độ và tích chất đô thị hóa cao như ngày nay thì khu phố rất rộng, nhất thiết thành lập tổ công tác MT bảo đảm thực thi sự gần dân của Mặt trận. Chính tổ dân phố với nấc thấp nhất là Tổ CTMT mới đủ điều kiện tiếp xúc mọi người; dù làm việc ở đâu ai cũng về đây sinh sống và chính ở nấc này tổ CTMT thật sự là người đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân.

Việc hình thành các Tổ CTMT như thí điểm tại Khu phố 4 phường 7, quận 3, TP HCM cho thấy đây là chính là cách làm đổi mới phương thức hoạt động từ cơ sở, phát huy nhiều nhân tố tiêu biểu tham gia CTMT gắn bó với đời sống nhân dân. Đây là vấn đề mang tính đột phá trong công tác Mặt trận tại TP HCM. Cũng như trước đây, kiến nghị Ban thường trực UBTWMTTQVN chính thức cho thí điểm thành mô hình, bắt đầu từ TP HCM là nơi đầu tiên có thành lập Ban CTMT và có mô hình “xây dựng nhà tình nghĩa cho người nghèo”. Từ phường 21 quận Bình Thạnh  20 căn nhà đầu tiên được khánh thành với sự chứng kiến của cố Tổng bí thư Lê Duẩn, cố Phó Thủ tướng Phạm Hùng, cố Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Linh những năm 1980. Mô hình từ một phường nhân ra cả quận Bình Thạnh, rồi nhân rộng ra 17 quận huyện TP HCM. Sau đó UBTWMTTQVN lấy mô hình này nhân rộng ra cả nước.

Nguyễn Hữu Châu

Ủy viên Hội đồng tư vấn về văn hóa – xã hội UBTƯ MTTQVN,

nguyên ủy viên Đảng đoàn UBMTTQVN TP HCM những năm 1980

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.