Đại học Y Hà Nội và loạt trường ‘chốt’ điểm sàn, từ 14 - 24 điểm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trên 100 trường đại học trên cả nước đã công bố điểm sàn xét tuyển, thấp nhất là 14 điểm, cao nhất 24 điểm theo thang 30.

Sáng nay - 22/7, Trường Đại học Y Hà Nội vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) năm 2024. Cao nhất 24 điểm là các ngành Y khoa, Y khoa phân hiệu Thanh Hoá, Răng - Hàm - Mặt. Điểm chuẩn thấp nhất 19 điểm là các ngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật y học xét nghiệm, Kỹ thuật phục hồi chức năng...

Theo đó, 3 ngành có điểm sàn xét tuyển cao nhất ở mức 24 điểm là Y khoa, Y khoa phân hiệu Thanh Hóa và Răng - Hàm - Mặt.

Cùng ngày, Trường đại học Y dược Thái Bình công bố mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học đợt 1 dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024. Điểm của các tổ hợp gồm 3 bài thi cao nhất là 22,5 điểm đối với ngành Y khoa, tiếp theo đó là 21 điểm ngành Dược học và Y học cổ truyền. 3 ngành có cùng mức điểm sàn 19 điểm là ngành Y học dự phòng, Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học.

Mức điểm sàn của Trường Đại học Y tế công cộng dao động ở 3 ngưỡng 16, 16.5 và 19.5 điểm. Trong đó, cao nhất là Kỹ thuật xét nghiệm y học và Kỹ thuật phục hồi chức năng - 19.5 điểm; các ngành Dinh dưỡng và Công tác xã hội lấy 16.5 điểm; Khoa học dữ liệu và Y tế công cộng cùng lấy 16 điểm.

Hội đồng tuyển sinh Học viện Ngân hàng cũng vừa công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 tại trụ sở học viện.

Đối với các chương trình đào tạo tính điểm xét tuyển trên thang điểm 30, mức điểm sàn nhận hồ sơ là 21 điểm (đã bao gồm điểm ưu tiên theo quy chế tuyển sinh hiện hành).

Đối với các chương trình đào tạo tính điểm xét tuyển trên thang điểm 40, mức điểm sàn nhận hồ sơ là 28 điểm (đã bao gồm điểm ưu tiên theo quy chế tuyển sinh hiện hành).

Năm 2024, Học viện Ngân hàng xét tuyển 3.514 chỉ tiêu cho 30 chương trình đào tạo. Đối với phương thức xét điểm thi THPT năm 2024, Học viện Ngân hàng dành tối thiểu 50% chỉ tiêu cho tất cả các ngành/chuyên ngành đào tạo.

Học viện Ngoại giao công bố điểm sàn đối với các thí sinh ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT, xét tuyển sớm dựa trên kết quả học tập THPT và xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Theo đó, điểm sàn đối với khối A00, D03, D04, D06 là 21,5 điểm; khối A01, D01, D07 là 22,5 điểm; khối C00 là 23,5 điểm.

Mức điểm này tính theo thang 30, chưa nhân hệ số và đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng. Trừ thí sinh đăng ký xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, học viện chấp nhận kết quả miễn thi ngoại ngữ theo quy định của Bộ GD-ĐT để tính điểm đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển theo các phương thức còn lại.

Đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT trước năm 2024 đăng ký xét tuyển sớm dựa trên kết quả học tập THPT, điểm sàn được xác định dựa trên mức điểm sàn của Học viện Ngoại giao quy định tại năm thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT.

Đối với các thí sinh xét tuyển sớm dựa trên kết quả phỏng vấn, điểm sàn là 12/20 điểm.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...