Đại học danh tiếng thế giới- Cái nôi sinh ra những thiên tài

Đại học Harvard
Đại học Harvard
(PLO) -Trên thế giới có rất nhiều trường đại học danh tiếng đã đào tạo ra những con người được gọi là thiên tài, từ nhà kinh doanh cho đến những chính trị gia tài ba… Sau đây là một số ngôi trường nổi danh trên thế giới được nhiều người biết đến về chất lượng cũng như bề dày lịch sử của chúng. 

Đại học Harvard

Đứng ngôi đầu bảng là Đại học Harvard nằm ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Ngôi trường này bao gồm 10 trường trực thuộc và là một thành viên của Ivy League (Nhóm các trường đại học hàng đầu ở Mỹ). Đây là trường đại học lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, cũng là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở châu Mỹ. 

Được thành lập từ năm 1636, đến nay Harvard được ví như cái nôi sản sinh ra các nhân tài cho thế giới. Đã có 8 đời tổng thống Mỹ và 47 chủ nhân của các giải Nobel từng theo học tại ngôi trường này. Những nhân vât điển hình như: Các đời Tổng thống Mỹ Rutherford B.Hayes, Theodore Roosevelt, Jr., Franklin D Roosevelt, John F. Kennedy, George W.Bush, Barack Obama… Ngoài ra, nơi đây được đánh giá là cái nôi sản sinh ra các tỷ phú giàu bậc nhất thế giới.

Vì vậy người Mỹ có một câu nói khá nổi tiếng là muốn cho con bạn trở thành một trong những người giàu nhất, hãy gửi chúng tới Harvard. Các tỷ phú nổi tiếng như Bill Gates – người giàu nhất thế giới và là chủ tịch tập đoàn Microsoft, Mark Zuckerberg – ông chủ của mạng xã hội Facebook đều đã từng theo học tại đây… 

Đại học Cambridge

Ngôi trường lý tưởng thứ 2 đó là Đại học Cambridge. Nó được thành lập từ năm 1209 và là trường đại học lâu đời thứ hai tại Anh Quốc. Hệ thống đại học Cambridge có 31 trường cùng hàng nghìn chuyên ngành đào tạo khác nhau.

Trường Đại học Cambridge có truyền thống gần 1000 năm đào tạo những nhà lãnh đạo trên thế giới, những chuyên gia kinh doanh cũng như những nghệ sĩ. Mỗi năm, có hàng trăm tiến sĩ và thạc sĩ thành đạt từ nơi đây.

Rất nhiều nhân vật danh tiếng xuất thân từ ngôi trường này như: vua George V, nhà bác học lừng danh Isaac Newton, đại văn hào thế giới Charles Darwin hay cha đẻ của ngành vật lý hạt nhân Ernest Rutherford, nhà phát triển bom nguyên tử J. Robert Oppenheimer…

Đại học Cambridge
Đại học Cambridge

Đại học Stanford 

Nằm giữa San Francisco và San Jose, Đại học Stanford được xây dựng cách đây hơn 100 năm và là một trong những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới. Năm 2014 này, đại học Stanford xếp vị trí thứ 5 trong danh sách những trường đại học tốt nhất thế giới.

Tổng thống thứ 31 Herbert Hoover bắt đầu học tại Đại học Stanford năm 1891. Ông nhận bằng về lĩnh vực địa chất và là một kỹ sư mỏ nổi tiếng thế giới trước khi được bầu làm tổng thống. Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng thứ 35 John F. Kennedy vào học tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Stanford nhưng bỏ dở trước khi tốt nghiệp.

Đại học YALE

Đây là một viện đại học tư thục ở New Haven, Connecticut, Mỹ được thành lập vào năm 1701 dưới tên Collegiate School. Yale là viện đại học lâu đời thứ ba của Mỹ và cũng là một thành viên của Ivy League. Đại học Yale bao gồm 3 bộ phận chính: Cao đẳng Yale (đào tạo đại học), Trường đại học Nghệ thuật và Khoa học, và các trường đào tạo chuyên ngành.

Đại học Yale tổ chức khóa học và nghiên cứu thông qua 11 trường: nghệ thuật và khoa học, thần học, lâm nghiệp và nghiên cứu môi trường, pháp luật, quản lý, y học, điều dưỡng và 4 trường nghệ thuật: kiến trúc, nghệ thuật, kịch và âm nhạc.

Trong công bố gần đây nhất của các bảng xếp hạng đại học uy tín trên thế giới, đại học Yale luôn nằm trong top 20. Ngôi trường này cũng đã từng đào tạo nên 4 vị tổng thống Mỹ bao gồm Gerald Ford, George H. W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush, 19 Thẩm phán tòa án tối cao, 13 tỷ phú đương đại và rất nhiều thống đốc các bang. Trong số các tác giả đạt giải Nobel, có 52 người có quan hệ với trường, như cựu sinh viên, giáo sư...

Đại học Oxford 

Đại học Oxford   tọa lạc tại thành phố Oxford, Anh. được xây dựng từ thế kỷ 11, sau gần 1000 năm tồn tại nó được ghi nhận là một trong những ngôi trường đại học đầu tiên của thế giới. Ngôi trường này có 39 học viện (college) và mỗi học viện có một cấu trúc và hoạt động riêng.

Việc dạy học của hệ đại học chủ yếu là học theo kiểu phụ đạo, trong đó mỗi giáo sư phụ trách từ 1 đến 4 học viên làm việc hàng tuần khoảng 1 giờ tùy thuộc vào ngành học mà nội dung buổi học là về một bài luận hoặc bài tập.

Đại học Stanford
Đại học Stanford

Mỗi tuần sinh viên thường có khoảng 2 buổi học kiểu này, các giáo sư có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của môn học hoặc lĩnh vực chuyên môn, có thể đến từ các trường khác trong đại học Oxford. Ngoài ra, sinh viên còn học bổ sung bằng các buổi nghe giảng, lên lớp, hội thảo được tổ chức theo chuẩn của bộ môn.

Bà Margaret Thatcher, cựu Thủ tướng Tony Blair hay Thủ tướng đương chức Davis Camaron đều từng là những cựu sinh viên của đại học Oxford. Ngoài ra, hai nhà triết học vĩ đại Thomas Hobbes và John Locke cũng đều đã từng theo học tại đây… 

Ngoài những ngôi trường nổi danh được giới thiệu sơ qua trong bài viết, còn một số trường đại học nổi tiếng không kém như: Đại học New York, Đại học Columbia,  Đại học California, Đại học Georgetown, Đại học Virginia, Học viện quân sự West Point Mỹ, Đại học Princeton, Đại học William & Mary… Ở châu Á có các trường như: Đại học Hồng Kông, Đại học quốc gia Singapore, Đại học quốc gia Seoul, Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Học viện công nghệ Tokyo…

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.