Đại gia Ấn Độ thi nhau trốn thuế

Công chức Ấn Độ đi nộp tờ khai thuế. Ảnh: Internet
Công chức Ấn Độ đi nộp tờ khai thuế. Ảnh: Internet
(PLO) - Những người giàu có thể bắt gặp ở mọi nơi tại Ấn Độ, trừ lúc nộp thuế thu nhập. Nguyên nhân của thực tế này rất đơn giản: “Có rất ít người chịu nộp thuế. Tình trạng trốn thuế xảy ra ở khắp nơi. Đó là một thực trạng đang tràn lan”, ông Sonu Iyer, một chuyên gia về thuế tại Ernst & Young ở New Delhi nói.
Tại trung tâm thương mại Emporio ở thành phố New Delhi, người ta có thể bắt gặp hàng dài những khách hàng giàu có, đi trên những chiếc xe hạng sang như Jaguars, Audi hay Lamborghinis, tới các cửa hàng của các hãng thời trang danh tiếng như Louis Vuitton và Christian Louboutin. Trong nhà những người này phải lắp thang máy vì nó quá cao và đầy những bộ sưu tập đồng hồ nạm ngọc quý. Họ mua những ngôi nhà ở “khu nhà giàu” với giá trị mỗi căn lên đến hàng triệu USD. 
Cuối tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Palaniappan Chidambaram khiến cả nước bất ngờ khi đề xuất một khoản thuế mới đánh vào những người kiếm được nhiều tiền nhất ở  Ấn Độ. Tuy nhiên, điều khiến người ta sững sờ không phải là khoản thuế tạm thời ở mức 10% đối với những người có thu nhập trên 10 triệu rupi (tương đương 185.000 USD) mỗi năm mà là ở số lượng người rơi vào diện phải nộp thuế. Con số chính xác là chỉ 42.800 người.
“Hãy để tôi nhắc lại, chỉ có 42.800 người kiếm được số tiền đó” – ông Chidambaram nhắc lại trong bài phát biểu về ngân sách trước Quốc hội, để đảm bảo không ai nghe nhầm về con số mà ông đưa ra. 
Thật khó để tin được rằng tại một đất nước 1,2 tỉ người, với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều ở mức cao, mỗi năm có thêm hàng chục nghìn triệu phú mới và không chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc suy thoái gần đây lại chỉ có chưa đến 1/10.000 dân số thừa nhận rằng họ nằm trong số những người phải đóng thuế nhiều nhất. 
Ông Jamal Mecklai – Giám đốc điều hành Mecklai Financial, một công ty tư vấn tài chính có trụ sở tại Mumbai – nói rằng, né tránh các khoản thuế đã trở thành một trong những nét nổi bật của giới giàu có tại Ấn Độ. Theo ước tính năm 2012 của tổ chức tài chính Credit Suisse, khoảng 158.000 người Ấn Độ được cho là triệu phú đô la, mặc dù các nhà phân tích cho rằng con số thực chất còn cao hơn nhiều. “Thực tế là hầu hết những người giàu có ở Ấn Độ đều gian lận” – ông Mecklai khẳng định. 
Ngoài ra, không chỉ những người giàu ở Ấn Độ trốn thuế. Có chưa đến 3% người dân nước này nộp tờ khai thuế thu nhập và theo thống kê mà giới hữu trách nhận được, chỉ có khoảng 1,5 triệu người nộp thuế nói rằng họ kiếm được hơn 1 triệu rupi mỗi năm, tức khoảng 18.000 USD. 
Hầu hết những người không nộp thuế đều có lý do chính đáng. Hơn một nửa dân số Ấn Độ kiếm được ít tiền nên họ không phải nộp thuế thu nhập. Mặc dù số người giàu đang tăng nhanh hơn bao giờ hết nhưng hiện vẫn còn hơn 400 triệu người Ấn Độ sống dưới mức nghèo khó.
Trong số còn lại, hàng triệu người nữa lại được miễn thuế vì quy định không áp thuế thu nhập đối với ngành nông nghiệp, bất chấp việc nhiều người nông dân kiếm được rất nhiều tiền. Ngoài ra, còn nhiều  khoản miễn trừ thuế khác khiến cho số người nằm trong diện không phải nộp thuế nhiều hơn lên. 
Theo các chuyên gia, phần lớn những người nộp thuế là những người làm công, hưởng lương trong các công ty phải chịu trách nhiệm nộp thuế cho nhân công. Còn hầu hết những người khác, từ các ông trùm trong các doanh nghiệp gia đình cho tới các bác sỹ, luật sư và các nhà kinh doanh nhỏ mà hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng tiền mặt thì nếu muốn, họ hoàn toàn có thể che giấu gần như toàn bộ thu nhập của họ.
Các chuyên gia trong các nghiên cứu gần đây ước tính, khoảng từ 17 đến 42% hoạt động kinh doanh của nền kinh tế có GDP đạt gần 2.000 tỉ USD hoạt động dưới tầm kiểm soát của nhà chức trách. Hàng tỉ USD được cho là đã được giấu ở Thụy Sỹ, Singapore và các thiên đường thuế khác. 
Thực ra, theo các chuyên gia, việc truy ra những người trốn thuế thực sự không phải là quá khó khăn mà nằm ở việc giới chức có quyết tâm làm hay không. Câu trả lời nằm ở các quan chức thuế tham nhũng tới tầng lớp các chính trị gia vốn đã quen với việc làm giàu mà không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào nên sẵn sàng tránh bất cứ điều gì có thể gây nguy hiểm đến nguồn lợi của họ.
Một doanh nhân ở New Delhi giấu tên thẳng thắn thừa nhận ông ta đã vi phạm pháp luật. “Tất nhiên tôi sẽ không nộp tất các khoản thuế. Tại sao tôi phải làm thế trong khi các chính trị gia ngày càng giàu hơn?”, người này nói. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.