Đại diện Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp): 3 trường hợp công dân Việt Nam có hai quốc tịch

Ông Phạm Phú Quốc.
Ông Phạm Phú Quốc.
(PLVN) - Mới đây, hãng tin Al Jazeera (Qatar) tung loạt bài viết cho biết, chương trình hộ chiếu của Cộng hòa Cyprus cho phép những ai đầu tư ít nhất khoảng 2,5 triệu USD sở hữu hộ chiếu nước này, đồng nghĩa cá nhân đó trở thành công dân EU, được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa. Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (Đoàn TP HCM) bị Al Jazeera nêu tên trong danh sách những người nước ngoài đã sở hữu hộ chiếu Cộng hòa Cyprus. 

Theo tài liệu mật trong loạt bài điều tra của Đài Al Jareeza, đơn xin quốc tịch của bà Nguyễn Phan Diệu Phương cùng chồng là ông Quốc được Bộ Nội vụ Cộng hòa Cyprus thông qua ngày 12/12/2018. Trả lời báo chí sau đó, ông Quốc thừa nhận có quốc tịch Cyprus từ giữa năm 2018, tuy nhiên quốc tịch này là “do gia đình bảo lãnh”.  

Cơ quan chức năng TP HCM sau đó đã chính thức thông tin về sự việc. Ông Hà Phước Thắng, Chánh Văn phòng UBND TP, khẳng định tháng 2/2018, ông Quốc có quốc tịch thứ hai nhưng không báo cáo tổ chức, thể hiện sự không gương mẫu, không chấp hành quy định của Đảng và tổ chức.

Ông Thắng thông tin, Đoàn đại biểu Quốc hội TP sẽ họp và báo cáo Ban Công tác đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) để bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của ông Quốc.

Riêng việc xử lý về mặt Đảng, trong tháng 9/2020, tổ chức sẽ làm việc với ông Quốc, đối chiếu với các quy định của Đảng để xem xét trách nhiệm của người đảng viên.

Với chức vụ tại Công ty IPC, lãnh đạo TP chỉ đạo Sở Nội vụ tham mưu và có quyết định đình chỉ chức vụ TGĐ của ông Quốc. Ngoài ra, sẽ giao đơn vị chức năng làm rõ trách nhiệm của ông Quốc khi công tác tại Cty Đầu tư tài chính nhà nước TP và tại IPC để giải quyết trách nhiệm ông Quốc trước khi có quyết định cho thôi việc.

Theo đề nghị của nhiều bạn đọc, PLVN đã có cuộc nói chuyện với bà Vũ Thị Thảo (Trưởng Phòng Quản lý Quốc tịch; Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; Bộ Tư pháp) để tìm hiểu các quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 

Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có quy định “nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam”. Bà có thể giải thích cụ thể quy định này? 

- Nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam được nêu rõ tại Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008. Theo đó, “Nhà nước CHXHCN Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp luật này có quy định khác”. 

Đây được coi là nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt của pháp luật quốc tịch Việt Nam từ 1945 đến nay, được thể hiện trong Luật Quốc tịch các năm 1988, 1998 và 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014). Trải qua các thời kỳ khác nhau, nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam luôn được hiểu, áp dụng và thực hiện thống nhất.

Vậy cụm từ “trừ trường hợp luật này có quy định khác” nghĩa là gì?

- Việc Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có bổ sung cụm từ “trừ trường hợp luật này có quy định khác” vào cuối Điều 4 không làm ảnh hưởng đến nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam, mà chủ yếu nhằm dẫn đến những trường hợp ngoại lệ Luật cho phép có thêm quốc tịch nước ngoài.

Trường hợp thứ nhất, người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam “thuộc trường hợp đặc biệt” được Chủ tịch nước cho nhập, cho trở lại quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài (khoản 3 Điều 19 và khoản 5 Điều 23 Luật năm 2008). Ở đây cần lưu ý, người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải thuộc trường hợp đặc biệt và được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài. 

Trong đó, để được coi là trường hợp đặc biệt, thì người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 9 và Điều 14 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch. 

Trường hợp thứ hai, trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam (không bị mất quốc tịch nước ngoài), kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi (khoản 2 Điều 37 Luật Quốc tịch). 

Trường hợp thứ ba, do lịch sử để lại nên hiện nay cũng có những công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đồng thời có quốc tịch nước ngoài (mà không mất quốc tịch Việt Nam). Đó là do pháp luật Việt Nam không có quy định về việc công dân bị mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam khi có quốc tịch nước ngoài, đồng thời pháp luật nước ngoài cũng không bắt buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam, do vậy dẫn đến trường hợp có hai quốc tịch. 

Làm thế nào để xác định một người có phải là công dân Việt Nam hay không?

- Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia (đối với dân cư) trong quan hệ quốc tế, muốn xác định một người có quốc tịch của mình hay không, thì phải do pháp luật của chính quốc gia đó quy định và do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó xác định. Cho nên, việc xác định một người có phải là công dân Việt Nam hay không, thì phải căn cứ vào pháp luật Việt Nam và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Việt Nam xác định. 

Tôi xin nói rõ, không nên hiểu và giải thích Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam theo nghĩa Nhà nước Việt Nam công nhận hai quốc tịch, để từ đó phủ nhận hay làm vô hiệu hóa nguyên tắc một quốc tịch của Luật Quốc tịch.

Đặc biệt là tại Điều 5 Nghị định 16/2020/NĐ-CP đã khẳng định: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam chỉ công nhận quốc tịch Việt Nam với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác”.

Xin cảm ơn bà!

“Nguyên tắc Nhà nước “công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”, trừ trường hợp luật có quy định khác, là vấn đề lớn, cốt lõi của Luật Quốc tịch.

Từ lần xây dựng Luật đầu tiên năm 1988, đến các lần sửa đổi, bổ sung sau đó và Luật hiện hành, quá trình soạn thảo đều tính đến phương án “một quốc tịch cứng” nhưng bàn đi bàn lại thì thấy khó.

Do hoàn cảnh lịch sử, nhiều người Việt Nam đã ra nước ngoài sinh sống và có quốc tịch nước ngoài. Nếu quy định cứng như vậy thì bà con mất quốc tịch gốc, rất nặng nề. Vậy nên sau nhiều lần sửa đổi thì Luật giữ ổn định quốc tịch gốc cho bà con.

Ngoài ra, cũng như nhiều nước, Luật quy định những trường hợp người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam mà vẫn được giữ quốc tịch gốc.

Như vậy, có thể hiểu về cơ bản vẫn áp dụng nguyên tắc “một quốc tịch” với tuyệt đại đa số người dân trên lãnh thổ Việt Nam”.

(Ông Nguyễn Công Khanh - Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực)

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Đọc thêm

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Luật Thủ đô 2024 - Kỳ 3: Để triển khai hiệu quả, cần sự đồng lòng của chính quyền, người dân và doanh nghiệp

TS. Mạc Quốc Anh.
(PLVN) - Ngày 1/1/2025 Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực. Văn bản pháp luật này được kỳ vọng tạo ra một khung pháp lý vững chắc nhằm giúp Hà Nội phát triển bứt phá, xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và những nội dung mới của luật, PLVN đã có buổi trao đổi với TS. Mạc Quốc Anh - Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp (DN); Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội.

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp
(PLVN) -  Chiều 25/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp, chủ trì hội đồng thẩm định Hồ sơ xây dựng Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của pháp lệnh dân số , Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định Nguyễn Thị Hạnh , Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính y êu cầu cơ quan soạn thảo cần tính đến các cơ chế dài hạn, có tầm nhìn xa, dự báo xu hướng sinh sản, đồng thời xây dựng chính sách gắn kết mức sinh với chất lượng dân số .