“Đại dịch” trẻ em mê điện thoại

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Mới đây, lần đầu tiên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố chỉ dẫn về thời gian trẻ nhỏ tiếp xúc các loại thiết bị điện tử, theo đó trẻ dưới 1 tuổi được khuyên nên tuyệt đối tránh xa.  

Số liệu giật mình

Theo WHO, khoảng 40 triệu trẻ em - tương đương với 6% tổng số trẻ em trên toàn thế giới bị thừa cân, trong đó một nửa sống ở châu Phi và Đông Nam Á. Các thống kê cũng chủ yếu dựa trên những dữ liệu về các hoạt động thụ động ở trẻ em như xem phim hoạt hình hay nghịch điện thoại…thu thập ở các quốc gia châu Âu như Canada và Australia. Kết quả cho thấy có đến 75% số trẻ em không có lối sống lành mạnh.

Do vậy WHO đưa ra các chỉ dẫn: trẻ dưới 5 tuổi không nên tiếp xúc màn hình các thiết bị điện tử hơn một giờ mỗi ngày và càng ít tiếp xúc càng tốt. Riêng với trẻ dưới 1 tuổi, việc tiếp xúc này nên cấm tuyệt đối.

Mặc dù WHO không nêu chi tiết những tác hại tiềm ẩn trong việc để trẻ tiếp xúc quá nhiều với màn hình thiết bị điện tử nhưng cơ quan này cho rằng đây là điều cần thiết nhằm giải quyết tình trạng ngồi quá nhiều hoặc ở lỳ một chỗ không chịu hoạt động của trẻ em.

Hiện nay, mỗi năm thế giới có 5 triệu người tử vong do thiếu các hoạt động thể chất phù hợp. Theo đó, WHO khuyến nghị, trẻ em cần hoạt động thể chất nhiều lần trong ngày và ngủ nhiều hơn. Các em nhỏ chưa đi được cũng cần hoạt động tích cực, không chỉ ngồi thụ động trên ghế.

Cụ thể, trẻ em từ 1-4 tuổi nên hoạt động ít nhất 180 phút/ngày, như đi bộ, bò, chạy, nhảy, nhảy dây, giữ thăng bằng, leo trèo, chơi đồ chơi có bánh, đi xe đạp... Đối với trẻ em từ 3-4 tuổi cũng cần có các luyện tập thể chất, vui chơi trong 60 phút/ngày. 

Tiến sĩ Juana Willumsen, chuyên gia WHO về chứng béo phì ở trẻ và các hoạt động thể chất, khuyên các bậc cha mẹ, “Nếu có thể, hãy biến thời gian thụ động của trẻ trước màn hình máy tính thành các hoạt động thể chất, đồng thời đảm bảo cho trẻ ngủ tốt. Một điều quan trọng nữa, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần dành thời gian tương tác và vui chơi với trẻ. Những hoạt động này rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ ngay những năm đầu đời”.

Trước đó, Hiệp hội Tim mạch Mỹ cảnh báo rằng, nếu con trẻ dành hơn 1-2 giờ dán mắt vào các thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bảng, trò chơi điện tử hoặc ti vi, chúng có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì. Lý do vì dán mắt vào màn hình còn ảnh hưởng đến hành vi ăn uống, trẻ có thể không nhận thấy chúng no khi ngồi ăn trước màn hình.

Theo các chuyên gia WHO, thói quen ngồi ở nhà, ở lớp học, xem TV hay chơi trò chơi điện tử trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng đang ngày càng phổ biến và là nguyên nhân khiến sức khỏe suy giảm. 

Tiến sĩ Fiona Bull, người đứng đầu Cục Phòng chống các bệnh không truyền nhiễm của WHO, lưu ý các bậc phụ huynh đang sử dụng thiết bị điện tử để quản lý thời gian của trẻ em. “Điều chúng tôi cảnh báo là tình trạng lạm dụng quá mức các thiết bị điện tử với trẻ nhỏ”, ông Fiona Bull nói. 

Nói về thực trạng này, Giáo sư Vicki Lambert từ Đại học Cape Town (Nam Phi) nhận định, nếu sử dụng thiết bị điện tử có chủ đích, cha mẹ sẽ tận dụng nó như công cụ giáo dục cho trẻ em. Tuy nhiên, không nên dùng nó như một “người giữ trẻ” hoặc thay thế cho việc chăm sóc trẻ bằng cách cho đọc sách qua màn hình thiết bị điện tử, các trò chơi yên tĩnh hoặc giải câu đố.

Tiến sĩ Catherine Draper, một nhà nghiên cứu cấp cao cho biết, thực trạng hiện nay là những bé gái thừa cân khi 4-8 tuổi có khả năng thừa cân hoặc béo phì cao gấp 42 lần lúc tuổi vị thành niên, còn bé trai thừa cân có khả năng thừa cân cao gấp 20 lần khi đến tuổi thiếu niên. 

Thách thức lớn nhất đối với những người chăm sóc là thời gian trẻ xem tivi, chơi điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Tiến sĩ Catherine Draper khuyến cáo, “Những thói quen được hình thành từ thời thơ ấu thường tiếp diễn ở tuổi thiếu niên và trưởng thành. Do đó, hạn chế thời gian chơi màn hình, thay vào đó tích cực vận động, vui chơi, luyện tập thể chất ở trẻ nhỏ sẽ tạo cơ hội đặt nền tảng lành mạnh cho sự tăng trưởng và phát triển của chúng trong tương lai”.

“Lệnh cấm” sử dụng thiết bị điện tử

Các nước trên thế giới cũng bắt đầu cảnh báo về thực trạng nêu trên. Mới đây, một khảo sát được tiến hành bởi nhà cung cấp dịch vụ di động Zact (Mỹ) cho thấy 56% trẻ em Mỹ ở độ tuổi từ 10-13 đã sở hữu một chiếc smartphone. Đáng chú ý hơn, có đến 25% số trẻ đang sử dụng smartphone chỉ ở độ tuổi từ 2-5.

Trước đó, Hiệp hội Nhi Khoa Hoa Kỳ cũng đưa ra lời khuyên rằng: trẻ dưới 2 tuổi không nên thường xuyên tiếp xúc với tivi hoặc các thiết bị màn hình. Bởi trẻ dưới 2 tuổi khó có thể theo dõi và hiểu được các chi tiết xuất hiện trên các thiết bị màn hình.

Mặc khác, một vài nghiên cứu cho thấy các chương trình tivi không mang lại lợi ích, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ dưới 2 tuổi. Trong khi đó, trẻ trên 2 tuổi, thời gian thích hợp cho trẻ xem tivi và các thiết bị điện tử khác là từ 1-2 tiếng mỗi ngày (có thể chia nhỏ thành 15 phút/lần). 

Indonesia có sự tiến bộ rõ nét trong việc ngăn chặn vấn nạn trẻ em tiếp xúc với thiết bị điện tử. Theo đó, chính phủ nước này đang soạn thảo quy định cấm trẻ em sử dụng điện thoại di động. 

Ở Pháp, dù chưa có quy định cho trẻ em từ 1-5 tuổi sử dụng thiết bị điện tử, nhưng bắt đầu từ năm học 2018-2019, Pháp đã yêu cầu áp dụng lệnh cấm sử dụng thiết bị điện tử trong tất cả trường học trên cả nước và được Tổng thống Emmanuel Macron ký ban hành ngay sau đó.

Cụ thể, Pháp cấm việc sử dụng điện thoại di dộng, đồng hồ thông minh và máy tính bảng tại toàn bộ các trường tiểu học và trung học. Riêng đối với các học sinh trung học ở độ tuổi 15-18, các nhà trường có thể áp dụng một phần hoặc toàn bộ lệnh cấm trên vì lệnh cấm không mang tính chất bắt buộc với lứa tuổi học sinh này...

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.