Đại dịch Covid-19 làm gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các biện pháp cách ly dài ngày được triển khai, cộng với thời tiết nắng nóng gần đây khiến nhiều người rơi vào “hố sâu” trầm cảm, lo âu, gặp các vấn đề về tâm thần.

Thậm chí Liên Hợp quốc đã phải cảnh báo đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 có nguy cơ làm bùng phát một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần trên quy mô toàn cầu, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động khẩn cấp để giải quyết những vấn đề về tâm lý do đại dịch gây ra.

Gia tăng các vấn đề về thần kinh

Theo thông tin từ Bệnh viện Tâm thần TP HCM, số lượt bệnh nhân khám chữa bệnh về các bệnh lý tâm thần trong tháng 4 là 19.850 lượt, tăng 2.870 lượt so với tháng 3 (16.979 lượt), trong đó bệnh rối loạn loạn thần (F20 - F29) tăng mạnh nhất, tăng hơn 1.000 lượt. So với cùng kỳ năm ngoái tăng gần 6.000 ca.

Tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội những ngày qua, nhiều người phải tìm đến khám, điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần vì rơi vào tình trạng trầm cảm, lo âu. Nguyên nhân chủ yếu được xác định do thời tiết miền Bắc oi bức, nắng nóng kéo dài và ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, trung bình mỗi ngày Bệnh viện đón tiếp 100 - 150 bệnh nhân.

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres cho rằng bảo vệ sức khỏe thể chất là mối quan tâm chính trong những tháng đầu của dịch Covid-19 và những căng thẳng tinh thần mà phần lớn người dân thế giới phải chịu đựng cũng là một hệ lụy lâu dài của dịch này. Ông cho rằng “ngay cả khi đại dịch được kiểm soát, sự đau khổ, nỗi lo lắng và trầm cảm sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới người dân và cộng đồng”.

Theo đó, những căng thẳng tinh thần mà con người phải chịu đựng là nỗi lo rằng họ hoặc người thân sẽ bị nhiễm hoặc qua đời do SARS-CoV-2. Tác động tâm lý cũng ảnh hưởng tới phần lớn những người đã mất hoặc có nguy cơ mất sinh kế, bị chia tách với người thân hoặc buộc phải tuân thủ các lệnh phong tỏa.

Bà Devora Kestel - Giám đốc Bộ phận Sức khỏe tâm thần thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho rằng các nhân viên y tế và những người ở tuyến đầu chống dịch, làm việc với áp lực lớn, là nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương về sức khỏe tâm thần. Nhiều nhóm khác cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về tâm lý do Covid-19, chẳng hạn như học sinh, phụ nữ, người lớn tuổi, người có bệnh lý nền và cả những người đã có sẵn vấn đề về tâm lý...

Nguyên nhân

Trả lời báo chí về vấn đề trên, GS.TS Cao Tiến Đức - nguyên Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 cho hay, đại dịch Covid-19 như một sang chấn thúc đẩy bệnh lý tâm thần diễn ra nhanh hơn, trầm trọng hơn ở mọi lứa tuổi. Nhiều yếu tố tác động khiến bệnh nhân tâm thần gia tăng và trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch Covid-19. Trong đó, Covid-19 gây tổn thương não, gây lo âu, sợ hãi, căng thẳng.

Ngoài ra, giãn cách xã hội ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nỗi lo về cơm áo, gạo tiền đè nặng khiến tâm lý của những người trưởng thành bị ảnh hưởng nặng nề. Việc cách ly tại nhà không được giao tiếp với nhiều người xung quanh, khiến người dân khó chịu, bức xúc vì không được thư giãn, sự căng thẳng, u uất kéo dài cũng là nguyên nhân khiến stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ gia tăng.

“Những bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra hậu quả nặng nề như cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến công việc, học tập, các mối quan hệ trong gia đình và xã hội... Chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng. Nguy hại hơn, đến một lúc nào đó sự căng thẳng đến giới hạn không chịu đựng được sẽ xuất hiện những hành vi tiêu cực như tự sát. Không những người bị bệnh tự sát mà nguy hiểm hơn gây ra yếu tố tự sát mở rộng” - GS.TS Cao Tiến Đức nhấn mạnh.

Tiến sĩ Emily Holmes tại Đại học Uppsala (Thụy Điển) cho rằng: “Tất cả chúng ta đều đang đối mặt với sự bất an chưa từng thấy và những thay đổi lớn trong cách sống do virus SARS-CoV-2” và những thay đổi này đang tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần của mọi người.

Các nghiên cứu về tác động sức khỏe tâm thần liên quan những dịch bệnh trước đây, như dịch viêm đường hô hấp cấp SARS, cho thấy sự gia tăng rõ rệt tỷ lệ tự tử và số nhân viên y tế rơi vào tâm trạng đau buồn. Nhưng tác động của đại dịch Covid-19 được đánh giá là “chưa từng thấy”, với hàng tỷ người bị cô lập ở nhà và vẫn chưa xác định được “hồi kết” ngay cả sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng.

Giáo sư Tâm lý học Sức khỏe Rory O'Connor tại Đại học Glasgow (Anh) nhận định, việc tăng cường cách ly xã hội, sự cô đơn, căng thẳng và lo lắng về sức khỏe ngày càng tăng đi kèm với suy thoái kinh tế là “một cơn bão” gây tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.

Giáo sư Rory cảnh báo việc thiếu sự can thiệp cần thiết tiềm ẩn nguy cơ làm bùng nổ các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm, cũng như làm gia tăng hiện tượng nghiện rượu và ma túy. Ông nhấn mạnh vấn đề này “rất nghiêm trọng”, xét cả phương diện tác động tới cuộc sống của mỗi con người cũng như ở phương diện tác động rộng lớn hơn đối với toàn xã hội.

Vượt qua “khủng hoảng” tâm lý

Theo các chuyên gia y tế, ai trong chúng ta cũng có thể gặp bất ổn về tâm lý, tâm thần. Người ta thường hay nói “ra ngõ là gặp stress”, nên stress được bàn bạc trong mỗi cuộc sống của con người. Tuy nhiên, có người vượt qua được, nhưng có người lại không, đặc biệt là nữ giới có lối sống khép kín, yếu đuối sẽ dễ bị các rối loạn về trầm cảm, lo âu hoặc hỗn hợp lo âu - trầm cảm.

Để vượt qua các rối loạn trầm cảm, lo âu này, chúng ta có thể sắp xếp lại công việc, tổ chức lại cuộc sống, cân bằng lại các yếu tố (môi trường gia đình và xã hội), thư giãn, tạo cảm giác thoải mái, suy nghĩ tích cực, tập buông bỏ những gì không quan trọng, không cần thiết trong cuộc sống. Hãy ngủ đủ giấc, ăn đủ chất dinh dưỡng.

Nếu nặng hơn nên đến các cơ sở y tế điều trị chuyên khoa tâm thần để được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần khám, tư vấn rõ ràng, điều trị đúng, giúp bạn chóng bình phục, mạnh khỏe để hòa nhịp với cuộc sống tươi đẹp trước kia.

Nhiều người trẻ Hàn Quốc tuyệt vọng vì Covid-19 kéo dài

Theo Hiệp hội Nghiên cứu Căng thẳng sang chấn Hàn Quốc (KSTSS): Số lượng người trẻ ở Hàn Quốc mắc hội chứng trầm cảm do Covid-19 ngày càng gia tăng.

Nghiên cứu trên 2.110 người trưởng thành ở Hàn Quốc do KSTSS công bố chỉ ra thanh niên trong độ tuổi 20-30 bị chấn động tâm lý nặng nề hơn các nhóm khác khi dịch Covid-19 kéo dài, theo Korea Bizwire.

Cụ thể, mức độ trầm cảm của người tham gia khảo sát (19-71 tuổi) đạt mức trung bình 5,7 điểm, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, 22,8% đạt hơn 10 điểm trên thang đo mức độ trầm cảm, gấp 6 lần so với năm 2018. Điều này cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng tâm lý ở người dân xứ kim chi đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong mùa dịch.

Ngoài ra, tỷ lệ nữ giới gặp chướng ngại tâm lý là 6,2 điểm, cao hơn mức trung bình của nam. Thanh niên lứa tuổi 20-30 đạt trung bình 6,7 điểm, cao nhất khi phân loại theo nhóm tuổi.

Trước đó, năm 2020, số lượng người trẻ ở tuổi 20 có thể đối diện với các vấn đề tâm lý có số điểm thấp nhất.

Đáng nói, tỷ lệ người có ý định tự tử ở xứ kim chi chạm mốc 16,3% vào tháng 3 và tháng 4 năm nay. Con số này đã liên tục tăng kể từ năm 2018. Theo đó, người trẻ ở tuổi 20-21 có tỷ lệ ý muốn tự tử cao nhất, chiếm 22,5%.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ngày càng nhiều thanh niên Hàn Quốc gặp khó khăn về tài chính, công việc và lo lắng về tương lai. Điều này ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe thể chất, tinh thần của họ.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.