Đại biểu Quốc hội lo chuyển đổi mục đích rừng ảnh hưởng phương án phòng chống lũ

Chính phủ đề nghị chuyển mục đích sử dụng hơn 1.100 hécta đất rừng (bao gồm cả rừng phòng hộ, rừng sản xuất) để thực hiện Dự án hồ chứa nước Bản Mồng. Ảnh: hec2.vn
Chính phủ đề nghị chuyển mục đích sử dụng hơn 1.100 hécta đất rừng (bao gồm cả rừng phòng hộ, rừng sản xuất) để thực hiện Dự án hồ chứa nước Bản Mồng. Ảnh: hec2.vn
(PLVN) - Thực tế vừa qua là trận lũ lụt lịch sử ở miền Trung đã mang lại nhiều tiêu cực, ảnh hưởng tới đời sống người dân. Vì thế, sang nay (2/11), cho ý kiến về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An, ĐBQH vẫn lo ngại.

Chính phủ xin chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án hồ chứa nước

Theo báo cáo tóm tắt về đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước Sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV, Dự án hồ chứa nước Sông Than được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt lần đầu vào tháng 5/2010 với tổng mức đầu tư 716,587 tỷ đồng; diện tích sử dụng đất 801,15 ha. Nhưng Dự án phải tạm dừng do khó khăn về nguồn vốn. 

Tại Quyết định phê duyệt lần thứ hai năm 2017, hồ Sông Than được điều diện tích sử dụng đất là 1.011,86 ha. Trong đó, diện tích đất có rừng 576,69 ha, gồm phòng hộ 6,88 ha, sản xuất 514,55 ha, ngoài quy hoạch lâm nghiệp 55,26 ha. Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 7/2018 đến nay đã triển khai xây dựng được khoảng 35% khối lượng công việc. 

Năm 2019, UBND tỉnh Ninh Thuận đã điều chỉnh diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng giảm xuống còn 431,76 ha. Sau khi cập nhật diện tích sử dụng đất thì Dự án Hồ chứa nước Sông Than thuộc dự án quan trọng quốc gia và thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng thuộc Quốc hội. Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng 431,76 ha rừng (gồm rừng phòng hộ 100,63ha; rừng sản xuất 309,48 ha; diện tích đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng 21,65 ha) để thực hiện dự án Hồ chứa nước Sông Than, tỉnh Ninh Thuận.

Dự án hồ chứa nước Sông Than khởi công xây dựng vào tháng 7/2018. Ảnh: khaithacthuyloininhthuan
Dự án hồ chứa nước Sông Than khởi công xây dựng vào tháng 7/2018. Ảnh: khaithacthuyloininhthuan

Với Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại Văn bản số 154/TTg-NN ngày 20/01/2006; Bộ NN&PTNT phê duyệt dự án đầu tư năm 2009, đã được khởi công năm 2010 nhưng đến năm 2011 dự án tạm dừng do Chỉ thị số 1792/CT-TTg. Năm 2017, dự án được bố trí vốn trở lại trong trung hạn 2016-2020 để tiếp tục thực. Đến nay, Dự án đã triển khai xây dựng được khoảng 90% khối lượng công việc; lũy kế giải ngân đến nay đạt 83% và dự kiến đến cuối năm 2020 cơ bản hoàn thành giai đoạn I. 

Tại Quyết định phê duyệt lần đầu của Bộ NN&PTNT năm 2009, tổng diện tích chiếm đất của Dự án là 5.259,30 ha, trong đó đất rừng phòng hộ là 94,0 ha; đất rừng sản xuất là 671,10 ha. Năm 2017, Bộ NN&PTNT phê duyệt điều chỉnh dự án và năm 2019, UBND tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đã xác định diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng là 1.131,22 ha (Nghệ An 544,77 ha, Thanh Hóa 586,45 ha). Trong đó, rừng phòng hộ đầu nguồn: 312,95 ha; rừng sản xuất: 661,08 ha; rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 157,19 ha. 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An và UBND tỉnh Thanh Hóa, diện tích rừng tự nhiên phải chuyển đổi là 662,55 ha đều thuộc loại rừng nghèo, nghèo kiệt; vị trí rừng tự nhiên phải chuyển đổi của Dự án là bắt buộc để bảo đảm hiệu quả đầu tư công trình. 

Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng 1.131,22 ha đất rừng trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An (544,77 ha) và Thanh Hóa (586,45 ha), trong đó: Rừng phòng hộ 312,95 ha rừng phòng hộ, 661,08 ha rừng sản xuất và 157,19 ha rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp để thực hiện Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Tập trung vào đánh giá tác động môi trường

Trình bày báo cáo thẩm tra, ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã cho biết, diện tích rừng phải chuyển đổi để thực hiện Dự án đều là những diện tích bắt buộc phải chuyển đổi để bảo đảm hiệu quả công trình. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, chất lượng các diện rừng phải chuyển đổi đều là rừng nghèo, nghèo kiệt. 

Ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn
 Ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn

“Tuy nhiên, đối với Dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận, cần giải thích rõ thêm về tính tối ưu của việc điều chỉnh, nâng dung tích hồ chứa. Với hồ chứa nước Bản Mồng, cần lưu ý sau khi được Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng thì cần cập nhật báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án”, ông Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

Cụ thể, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng hơn 1.100 hécta đất rừng bao gồm cả rừng phòng hộ, rừng sản xuất để thực hiện Dự án hồ chứa nước Bản Mồng. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân thuộc khu vực bị ảnh hưởng. Trong khi đó, việc giải ngân chậm khiến tiến độ thực hiện

Nhiều ý kiến đại biểu cũng cho rằng, việc xây dựng phương án cần đề cập cụ thể hơn về đánh giá tác động môi trường liên quan tới dự án Dự án Hồ chứa nước sông Than và Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng. Việc phải giải phóng mặt bằng với rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ sẽ ảnh hưởng lớn tới phương án phòng chống lũ hay không?

Đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn Kon Tum) nhấn mạnh: “Cần làm rõ thêm việc lấy rừng phòng hộ có tác động gì? Khi lấy diện tích lớn rừng phòng hộ, đầu nguồn sẽ có ảnh hưởng gì tới phòng chống lũ, điều tiết lũ? Dự án thường trình ra báo cáo rất đầy đủ nhưng khi vận hành thì lại có vấn đề xảy ra”.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.