Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
Quang cảnh phiên họp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Sáng nay, 4/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và một số nội dung khác.

Tập trung tuyên truyền để đưa pháp luật đi vào cuộc sống

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, về nội dung thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản, chuẩn bị nhiều dự thảo luật trình Quốc hội, trong đó có một số luật thông qua theo thủ tục một kỳ họp nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo khung pháp lý vững chắc để điều hành, quản lý kinh tế - xã hội một cách toàn diện.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn 18/129 văn bản dưới luật chưa được ban hành, một số bộ, ngành, địa phương chưa ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật.

Để đảm bảo thực thi pháp luật một cách hiệu quả, Đại biểu đề nghị Chính phủ sớm ban hành các văn bản còn nợ đọng và kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật để thực hiện đồng bộ khi các luật có hiệu lực.

Đồng thời, tập trung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. Bởi, theo Đại biểu, thời gian qua, công tác này còn hạn chế, cán bộ chưa nắm vững pháp luật lại hỏi cấp trên, cấp trên trả lời chung chung là theo quy định pháp luật; người dân chưa được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, đầy đủ; công tác phối hợp chưa chặt chẽ.

“Do đó, luật liên quan đến bộ, ngành nào thì bộ, ngành đó phải chủ trì, cùng Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật các cấp địa phương để tuyên truyền, tập huấn kịp thời để đưa pháp luật đi vào cuộc sống”, Đại biểu nói.

Lưu ý tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ sửa đổi nhiều luật mà trọng tâm là phân cấp, phân quyền cho cấp dưới nhưng theo đánh giá, tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu nhất, Đại biểu đề nghị phải nâng cao năng lực thực thi, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao quyền; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán và xử lý trách nhiệm.

Hạn chế tối đa ban hành thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) bày tỏ nhất trí với báo cáo của Chính phủ về thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đóng góp ý kiến về vấn đề này, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga dẫn báo cáo của Chính phủ cho hay, từ năm 2021 đến tháng 8/2024, có 3.001 quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa (chiếm 18,9% trong tổng số các quy định được rà soát), một con số rất lớn.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại phiên họp.

“Những thủ tục hành chính không cần thiết, rườm rà trong kinh doanh là nút thắt, sức cản lớn đối với người dân và doanh nghiệp. Những thủ tục không cần thiết này làm lãng phí thời gian, lãng phí các nguồn lực xã hội và lãng phí cả những cơ hội đầu tư của doanh nghiệp”, Đại biểu nói.

Theo Đại biểu, con số hơn 3.000 thủ tục được cắt giảm, đơn giản hóa mang cả tính hiệu vui và chưa vui. Tín hiệu vui vì đây là kết quả của sự rà soát tích cực, trách nhiệm và khoa học; nhưng chưa vui vì con số này cũng là kết quả của sự hạn chế trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua.

Để nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp các ý kiến góp ý.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh trong bài: V.Anh)

Kiến tạo trong kỷ nguyên mới phải đột phá đi thẳng vào hiện đại

(PLVN) - Yêu cầu bao trùm trong kiến tạo kỷ nguyên mới là phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình “đột phá kép”. Một mặt, phải đột phá đi thẳng vào hiện đại, vào những lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Mặt khác, phải đột phá trong việc giải quyết triệt để những “điểm nghẽn”, những khó khăn đang kìm hãm, cản trở sự phát triển của đất nước.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ nhất.

Bài 2: Giải quyết khó khăn trong sắp xếp đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành, nhất trí thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố, Ảnh: Chinhphu.vn
(PLVN) -Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, nhiều địa phương đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu nhất để việc sắp xếp đạt kết quả tích cực, thuận lợi cho hoạt động của đơn vị hành chính mới, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân. Việc sắp xếp kịp ổn định tổ chức bộ máy và tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp ở cơ sở. Tuy nhiên, qua thực tiễn sắp xếp cho thấy còn rất nhiều khó khăn trong triển khai .

Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Bài 1: Sắp xếp để tinh gọn bộ máy

Toàn cảnh Đoàn giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 -2021 làm việc với các bộ, ngành. Ảnh: quochoi.vn
(PLVN) - Năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện chuyên đề giám sát “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”. Năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đến nay chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Để thực hiện hiệu quả hơn chủ trương này trong thời gian tới, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thêm nhiều giải pháp mới, trong đó có tái giám sát.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân - ghi nhận từ Hải Phòng - Bài 2: Chú trọng thực hiện các hoạt động giám sát, nâng cao vai trò của cấp ủy

Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND TP Hải Phòng khóa XVI.
(PLVN) - Giám sát là một trong những chức năng cơ bản của Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. Phạm vi giám sát của HĐND toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, các mặt công tác. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội, một trong những giải pháp được Hải Phòng chú trọng thực hiện là nâng cao vai trò của cấp ủy, sự lãnh đạo của Đảng trong các hoạt động giám sát tại địa phương…

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân - ghi nhận từ Hải Phòng - Bài 1: Kịp thời thể chế hóa các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cảng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chụp hình lưu niệm với lãnh đạo TP Hải Phòng. (Ảnh trong bài: QA-TL)
(PLVN) - Với vai trò là cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, ngay sau khi Bộ Chính trị có Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/1/2021 về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2045; Quốc hội có Nghị quyết 35/2021 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng, HĐND TP Hải Phòng đã kịp thời có những nghị quyết thuộc thẩm quyền để triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay

PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(PLVN) - Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường. "Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phải gỡ vướng về thể chế, mới đạt được mục tiêu 100 năm đã đề ra

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, nếu cứ tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm như hiện nay thì ta rất khó đạt được mục tiêu 100 năm đã đặt ra. Để thực hiện được ưu tiên tăng trưởng, phải tháo gỡ vướng mắc thể chế để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, Nhân dân, xã hội, của nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.

Bài cuối: Phải bắt đầu từ việc kiên quyết thay đổi nhận thức, phá bỏ mọi rào cản, lợi ích nhóm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. Ảnh: VGP
(PLVN) -Trong khi các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra thì các chuyên gia, nhà quản lý cũng đưa ra hàng loạt biện pháp để sớm thực thi các thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8
(PLVN) - Trên diễn đàn Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp…, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra.

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) -  Để không bỏ lỡ những cơ hội phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, bám sát những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước thời gian gần đây, có thể thấy, đã rất chín muồi để thúc đẩy việc đổi mới căn bản công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Đó là nhận định trong bài viết "Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới" của TS. Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng.

Bài 3: Thông điệp đổi mới của Tổng Bí thư rất được lòng dân

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV - Ảnh quochoi.vn
(PLVN) - Thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ Tổng Bí thư “dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”, “chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển”, theo ý kiến một số chuyên gia, là rất được lòng dân.

Bài 2: Không để “lỡ thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới”

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Ảnh: Chinhphu.vn
(PLVN) -Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong xây dựng pháp luật và nhấn mạnh những hạn chế đó “cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới”

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật: Góp phần khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Bài 1: Tầm nhìn dài hạn của Đảng trong hoạch định đường lối về xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương 10. Ảnh: Chinhphu.vn
(PLVN) - Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là vấn đề quan trọng, cấp bách, được đề cập đến trong nhiều bài viết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Với thông điệp này của người đứng đầu Đảng ta, cả hệ thống chính trị đang chuyển mình mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động để pháp luật thực sự là nền tảng của phát triển, phục vụ phát triển và thúc đẩy phát triển.