Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng luật về tổ chức thi hành pháp luật

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn Bắc Giang).
Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn Bắc Giang).
(PLVN) - Cho rằng tổ chức thi hành pháp luật vẫn là khâu yếu, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đánh giá, xem xét việc xây dựng và trình Quốc hội ban hành luật về tổ chức thi hành pháp luật.

Thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV sáng 8/11, Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn Bắc Giang) cho rằng, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật đã được Chính phủ xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và thực tế đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ luôn đồng hành quyết liệt, linh hoạt và xử lý kịp thời, đã ban hành nhiều quyết định, nghị quyết, nghị định theo thẩm quyền để tháo gỡ các rào cản, khơi thông mọi nguồn lực cho đầu tư kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu một số báo cáo khác có liên quan và từ quá trình tổ chức thực thi, Đại biểu nhận thấy Chính phủ cần quan tâm đánh giá rõ thêm một số hạn chế sau.

Thứ nhất, chỉ đạo, yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Chỉ thị số 43 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Đại biểu, 13 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu trong Chỉ thị 43 là cơ bản, toàn diện. Vấn đề là các nhiệm vụ, giải pháp này được tổ chức thực thi như thế nào, có đồng bộ, có nghiêm túc, có hiệu quả hay không.

“Do đó, tôi đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đánh giá, kiểm điểm quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị nêu trên theo từng năm. Đồng thời cần mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa trong việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là trong công tác xây dựng, ban hành văn bản”, Đại biểu Hà cho biết.

Thứ hai, Đại biểu Hà đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đánh giá, xem xét việc xây dựng và trình Quốc hội ban hành luật về tổ chức thi hành pháp luật. Hiện nay, hệ thống pháp luật cũng đã cơ bản đầy đủ, mỗi khi có vướng mắc trong quá trình thực thi lại cho rằng do thể chế. Nhưng thực tế, tổ chức thi hành pháp luật vẫn là khâu yếu và đây cũng là nhận định tại Kết luận số 83 của Bộ Chính trị về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 48.

Để tạo sự liên thông giữa công tác xây dựng pháp luật và công tác tổ chức thi hành pháp luật, vai trò của công tác tổ chức thi hành pháp luật ngày càng trở nên quan trọng hơn. Tuy nhiên như trong Báo cáo số 422 của Chính phủ đã đánh giá, việc tổ chức thi hành pháp luật có lúc có nơi còn lúng túng, chưa có hiệu quả.

Do đó, để thể chế hóa Hiến pháp, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kết luận số 83 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 48 và để có cơ sở pháp lý đồng bộ cho công tác thi hành pháp luật thì việc xây dựng luật về tổ chức thi hành pháp luật là cần thiết. Đây cũng là một trong những giải pháp để thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện thể chế về công tác tổ chức thi hành pháp luật đã được Thủ tướng Chính phủ xác định rất rõ trong Quyết định số 242 và phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018 - 2022.

Thứ ba, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần nhấn mạnh là phải coi đầu tư cho thể chế là đầu tư cho phát triển. Vì vậy, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần quan tâm kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật,

Việc duy trì và phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức pháp chế và người làm công tác pháp chế là rất quan trọng, nhất là trong thời gian tới, với quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xã hội thượng tôn pháp luật thì việc có được hệ thống pháp luật minh bạch, dễ tiếp cận, chi phí tuân thủ pháp luật thấp thì nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật từ Trung ương đến địa phương cần đặc biệt được coi trọng.

Đọc thêm

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.