Đại biểu quốc hội bàn chuyện xây trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai
Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, khi chưa hoàn thiện bộ nhận diện quốc gia về văn hóa thì chúng ta chưa nên đầu tư nhiều cho các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

Sáng 19/6, thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, đa số đại biểu Quốc hội đánh giá cao về Chương trình này nhằm phát huy sức mạnh nội sinh của dân tộc; đồng thời, đóng góp nhiều ý kiến hoàn thiện Chương trình.

Đại biểu (ĐB) Đoàn Thị Thanh Mai (Đoàn Hưng Yên) nhận thấy, đối tượng thụ hưởng của Chương trình bao gồm cả đối tượng là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Về địa điểm, phạm vi, Chương trình được triển khai trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có quan hệ gắn bó lâu dài, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập…

Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong một giai đoạn cụ thể trên phạm vi cả nước. Hiện nay, đối với dự án đầu tư công tại nước ngoài, pháp luật đã quy định cụ thể về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự thủ tục, quyết định chủ trương đầu tư. Do đó, ĐB đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu kỹ lưỡng, tuân thủ quy định của pháp luật trong việc đề xuất và đưa vào Chương trình này các nội dung liên quan đến đầu tư tại nước ngoài.

Bàn thêm về việc đầu tư một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, ĐB Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn Bình Định) cho rằng, việc đầu tư các trung tâm văn hóa mà chưa làm rõ bản sắc quốc gia sẽ giảm hiệu quả đầu tư. Khi giới thiệu sản phẩm văn hóa Việt Nam ra thế giới thì phải vừa đậm đà bản sắc văn hóa vừa có chất lượng cao, mới để lại hình ảnh đẹp trong lòng bạn bè. Vì thế, theo ĐB, chúng ta chưa nên đầu tư nhiều cho các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

ĐB Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) cho rằng, dự thảo Chương trình xác định 7 nhóm đối tượng thụ hưởng nhưng chưa rõ sẽ dẫn đến việc rất khó trong triển khai thực hiện. Quy định về đối tượng thụ hưởng của Chương trình còn có sự mâu thuẫn với nhau. Từ đó, ĐB đề nghị cần quan tâm, rà soát, bảo đảm tránh trùng lặp về đối tượng thụ hưởng của Chương trình và cũng cần phải rà soát cơ sở pháp lý của các đối tượng thụ hưởng để quản lý chặt chẽ các nguồn lực đầu tư.

Giải trình về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, đối tượng thụ hưởng của Chương trình được quy định tuân thủ Hiến pháp. Điều 40, 41 Hiến pháp khẳng định mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa. Chương trình bao gồm đối tượng thụ hưởng trong phạm vi cả nước, còn với kiều bào Bác Hồ đã nói, kiều bào ta ở nước ngoài là bộ phận máu thịt không thể tách rời. Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị cũng đã nói kỹ về điều này.

Theo Bộ trưởng, việc đầu tư các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài là nhằm xây dựng ngôi nhà chung cho kiều bào ta, nơi thể hiện bản sắc văn hóa Việt. Việc đầu tư các trung tâm cũng chỉ tại một số quốc gia có đông người Việt sinh sống, không phát sinh nhiều biên chế…

ĐB Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) lại quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực văn hóa, đặc biệt là các nghệ sỹ có ảnh hưởng, người nổi tiếng. Theo ĐB, cần có sự quản lý, khung khổ pháp lý, không buông lỏng để gây ra những sự bức xúc không đáng có như thời gian qua.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh buổi gặp mặt báo chí

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần 4: Kiều bào chung tay phát triển đất nước

(PLVN) - Chiều 02/07, tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì buổi gặp gỡ báo chí, thông tin về Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn trí thức & chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.

Đọc thêm

Bảo đảm hậu cần, nâng cao đời sống bộ đội

Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm của Cục Hậu cần Quân khu 9.
(PLVN) - Trước yêu cầu xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, 5 năm qua, ngành Hậu cần Quân đội tập trung bảo đảm tốt công tác hậu cần cho nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe bộ đội và phòng ngừa dịch bệnh; đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chế biến gắn với công tác quản lý; thường xuyên chú trọng bảo đảm doanh trại, xây dựng, vật tư thực hiện nhiệm vụ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh...

TAND tỉnh Kiên Giang có tân Chánh án

Ông Nguyễn Trí Tuệ ( bìa phải) - Phó Chánh án thường trực TAND Tối cao trao quyết định bổ nhiệm cho ông Võ Kế Nghiệp.

(PLVN) - Chiều 01/7, tại Kiên Giang, TAND Tối cao tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm ông Võ Kế Nghiệp - Phó Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang giữ chức Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang.

Khai thác tối đa hiệu của các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) có trên 50 quy định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của HĐND TP Hà Nội. Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị TP Hà Nội nói chung, HĐND TP nói riêng nắm bắt tốt cơ hội này, hành động quyết liệt, phát huy mạnh mẽ vai trò của mình và huy động sức mạnh tổng hợp để khai thác tối đa hiệu quả của các cơ chế đặc thù nhằm khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy, phát huy các lợi thế sẵn có.

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
(PLVN) - Sáng nay - 01/7/2024, TP HCM và các địa phương trong cả nước đồng loạt tổ chức Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu thời điểm Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành.

Kinh nghiệm phát triển từ Bắc Giang

Ảnh minh họa
(PLVN) - Kinh tế cả nước vừa bước qua 6 tháng đầu năm với nhiều tín hiệu tích cực, nhất là về tăng trưởng. Theo đó, nhiều địa phương đạt mức tăng trưởng GRDP 2 chữ số, Bắc Giang trở thành “quán quân”, tăng trưởng hơn 14%.

Làm rõ giải pháp, lộ trình thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế

Hình ảnh tại cuộc làm việc. (Ảnh: MT)
(PLVN) - Đây là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023” với Chính phủ diễn ra cuối tuần qua.