Đại án ở Oceanbank: 5 Lãnh đạo PVN bị khởi tố, còn ai liên quan?

Ông Quỳnh và ông Thắng tại CQĐT (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an)
Ông Quỳnh và ông Thắng tại CQĐT (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an)
(PLO) - Liên quan đến đại án Ocean Bank, Cơ quan điều tra đã quyết định khởi tố vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVN và khởi tố 5 bị can. 

Gian đoạn 2 đại án Ocean Bank đã dần làm sáng tỏ các hành vi chi lãi ngoài, hay còn gọi là “chăm sóc” khách hàng, của các bị cáo. Đáng chú ý là lời khai gây sốc của Nguyễn Xuân Sơn về mức chi và đối tượng nhận tiền tại PVN.

Gần như cùng với lời khai của bị cáo Sơn, Cơ quan CSĐT Bộ Công an phải khởi tố thêm vụ án khác, án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN. Lần này là vụ án làm mất 800 tỷ đồng vốn nhà nước mà PVN góp vào OceanBank.

5 người “ngã ngựa”

Như báo Pháp luật Việt Nam điện tử đưa tin, ngày 31/8, cơ quan điều tra đã khởi tố 5 bị cáo bao gồm Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí; Ninh Văn Quỳnh, nguyên Kế toán trưởng Tập đoàn, hiện là Phó Tổng giám đốc; Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, là các Ủy viên Hội đồng quản trị.

Các bị can bị cáo buộc gây thiệt hại 800 tỉ đồng trong việc PVN góp vốn điều lệ vào OceanBank. Trong 5 bị cáo này, Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN) cũng là một trong 51 bị cáo đang phải hầu tòa liên quan đến đại án OceanBank.

Trước đó, Sơn bị truy tố về 3 tội danh, gồm tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Nguyễn Xuân Sơn ban đầu là Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) - một thành viên của Tập đoàn PVN. Năm 2008, ông Sơn bị PVN thôi hợp đồng và giới thiệu sang làm Tổng Giám đốc Ocean Bank.

Trong vụ án Ocean Bank, theo cáo trạng, ông Sơn là người chủ mưu nghĩ ra việc chi lãi ngoài chăm sóc khách hàng cho PVN, để huy động nguồn vốn từ Tập đoàn này. Hành vi này của ông Sơn bị cáo buộc khiến OceanBank thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng.

Đầu năm 2011, ông Sơn được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc PVN, thôi giữ chức tổng giám đốc OceanBank và được cử là người đại diện phần góp vốn của PVN tại OceanBank từ ngày 6/12/2010 đến 10/5/2011. Sau đó, ông Sơn được điều về PVN làm Phó Tổng Giám đốc phụ trách công tác tài chính kế toán, kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Tập đoàn.

Tại thời điểm này, ông Sơn đã ký văn bản số 4212/QĐ-ĐKVN về việc góp thêm 100 tỷ đồng vào Ocean Bank,  nâng mức sở hữu vốn của PVN tại Ocean Bank lên 20%. Điều này được cơ quan điều tra xác định là vi phạm quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng 2010: một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Người thứ hai bị khởi tố là Ninh Văn Quỳnh, nguyên kế toán trưởng PVN, hiện là Phó Tổng giám đốc PVN. Ông Quỳnh  là người trực tiếp quản lý, theo dõi và báo cáo lên Ban Tổng giám đốc về việc đề xuất cho tăng góp vốn. Ông Quỳnh đã ký văn bản số 618/TCKT ngày 16/5/2011, đồng ý về việc góp thêm 100 tỷ vào Ocean.

Mặt khác, theo lời khai của ông Sơn trong phiên tòa chiều 30/8, phần lớn số tiền ông Sơn chi “chăm sóc khách hàng” cho Tập đoàn PVN đều được đưa cho ông Quỳnh: “để Quỳnh cảm ơn các lãnh đạo PVN khoảng vài ba chục tỷ đồng". Tuy nhiên, theo ông Sơn, tổng cộng ông đã chi cho ông Quỳnh khoảng 200 tỉ tiền “đối ngoại” (nhận từ Hà Văn Thắm).

Tất nhiên, ông Quỳnh đã từ chối và cho biết ông không nhận đồng nào từ Nguyễn Xuân Sơn trong thời gian ông làm Kế toán trưởng PVN giai đoạn 2009-2014.

Trong ngày 1/9, thời điểm cơ quan điều tra thông báo khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ông Quỳnh bất ngờ vắng mặt tại phiên tòa xét xử Ocean Bank.

Ngoài ra, Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, nguyên là Hội đồng thành viên PVN đã đồng ý với việc góp vốn điều lệ của PVN vào Ocean Bank lên 20%. Trong đó, liên quan đến Ocean Bank, Nguyễn Xuân Thắng còn bị cáo buộc Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hiệu quả nghiêm trọng về hành vi chuyển tiền cho ông Sơn.

Còn ai liên quan?

Theo tài liệu của cơ quan điều tra, việc PVN góp vốn vào Ocean Bank bắt đầu từ ngày 18/9/2008, thời điểm PVN ký văn bản thỏa thuận số 6934/TTHT-PETROVIETNAM&OCEANBANK về chủ trương góp vốn vào OceanBank qua 3 đợt, với số tiền 400 tỷ, 300 tỷ và 100 tỷ đồng. Trong đó, hai đợt đầu được sự đồng ý của lãnh đạo Chính phủ.

Nội dung cơ bản của thỏa thuận số 6934 bao gồm việc PVN sẽ tham gia đóng góp20% vốn điều lệ và cổ đông là cán bộ công nhân viên của PVN đã tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng TMCP Hồng Việt tham gia góp 10% vốn điều lệ Ocean Bank trong đợt góp vốn điều lệ năm 2008 đồng thời Ocean Bank tiếp nhận cán bộ Ban Trù bị thành lập Ngân hàng Hồng Việt về làm tại Ocean Bank; PVN đề cử nhân sự tham gia HĐQT, trong đó có 1 thành viên đảm nhiệm chức danh Phó Chủ tịch HĐQT, 1 thành viên kiêm chức danh Tổng Giám đốc và một nhân sự tham gia ban kiểm soát; Ocean Bank chấp nhận tiếp nhận cơ sở vật chất, thiết bị của Ban Trù bị thành lập NHTMCP Hồng Việt đã mua sắm

Như vậy, qua 3 đợi tăng vốn, tổng số tiền góp vốn của PVN lên 800 tỉ đồng, chiếm 20% vốn điều lệ của OceanBank theo đúng như thỏa thuận số 6934, nhưng vi phạm quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng 2010 như đã nêu ở trên.

Theo thông tin từ  Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 14, về hành vi góp vốn này của PVN, người đầu tiên phải chịu trách nhiệm là ông Đinh La Thăng, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN trong giai đoạn này.

Theo đó, "Ông Thăng cũng phải chịu trách nhiệm vi phạm Quy chế làm việc Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn trong việc ký thỏa thuận tham gia góp vốn tại Văn bản số 6934, ngày 18/09/2008 giữa ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn và Chủ tịch HĐQT Oceanbank (có nội dung: Tập đoàn tham gia góp vốn 20% trở lên; cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành; đề nghị các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ của Oceanbank) trước khi HĐQT Tập đoàn họp thống nhất nội dung trên", kết luận Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ.

Ông Thăng cũng phải chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành Nghị quyết số 4266/NQ-DKVN góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho PVN.

Ngoài ra, việc góp vốn đợt 3, còn có dấu hiệu sai phạm của một số cá nhân trong Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc, Người đại diện vốn góp và Ban Kiểm soát.

Cụ thể, Hội đồng thành viên bao gồm ông Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Xuân Thắng…; Ban Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Xuân Sơn; ban Tài chính kế toán và Kiểm toán là ông Ninh Văn Quỳnh. Đại diện phần vốn có ông Nguyễn Ngọc Sự, bà Vũ Thanh Hương; Ban Kiểm soát bao gồm bà Nguyễn Thị Phượng, ông Trần Đức Chính.

Trong đó, đặc biệt là ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó Tổng giám đốc PVN, phụ trách tài chính trong giai đoạn này. Ông Sự chính là người ký văn bản số 9650/ĐKVN-TCKT ngày 25/12/2008 gửi Ocean Bank về việc chấp thuận nộp 400 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn của PVN tại Ocean Bank bằng nguồn tiền gửi có kỳ hạn của PVN tại Ocean Bank (góp vốn lần 1).

PLVN sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.

Tạm giữ 2 nghi can trong vụ đâm tử vong cô gái tại Hà Nội

HIện trường vụ việc
(PLVN) - Công an Hà Nội đã tạm giữ 2 trong số 9 "quái xế" liên quan đến vụ tông chết cô gái 27 tuổi đang dừng đèn đỏ ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu tối 2/11. Các đối tượng này khai nhận đã trực tiếp gây ra cái chết thương tâm cho nạn nhân.

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ
(PLVN) - TAND TP HCM vừa ra thông báo sẽ xử sơ thẩm vụ án Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Cty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức từ 20/11 - 5/12.

Đề nghị truy tố cựu Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng và 9 bị can khác

Ông Mai Tiến Dũng.
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong vụ án xảy ra tại Lâm Đồng và một số địa phương liên quan.

Khởi tố cựu nhân viên ngân hàng lừa đảo 5 tỷ đồng để chơi bài Poker

Đối tượng Hoàng Tuấn Dương tại cơ quan Công an (Ảnh: Cổng TTĐT Công an Quảng Ninh).
(PLVN) - Thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Hoàng Tuấn Dương (SN 1997, trú tại khu 5, phường Việt Hưng, TP. Hạ Long), nguyên là nhân viên một ngân hàng có chi nhánh ở Quảng Ninh về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Khởi tố chủ hụi lừa đảo ở Bạc Liêu

Khởi tố chủ hụi lừa đảo ở Bạc Liêu
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu mới thi hành Quyết định khởi tố bị can và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Phan Thị Nhiệm (sinh năm - SN 1985, ngụ ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân) để điều tra, xử lý về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.