Đại án 6.000 tỷ đồng tại VNCB: Phạm Công Danh xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo liên quan

Các bị cáo nói lời sau cùng tại tòa
Các bị cáo nói lời sau cùng tại tòa
(PLO) - Trình bày trong lời nói sau cùng, bị cáo Phạm Công Danh cho rằng mình chỉ là nạn nhân của đề án tái cơ cấu. Bị cáo Danh mong được xem xét bối cảnh, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội, đồng thời xin xem xét các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho mình và xin pháp luật khoan hồng cho tất cả các bị cáo trong vụ án này.

VKS giữ nguyên quan điểm thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng

Ngày 1/8, TAND TP HCM tiếp tục phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Công Danh (SN 1964, cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB), Trầm Bê (cựu Chủ tịch Hội đồng tín dụng ngân hàng TMCP Thương Tín - Sacombank) và 44 người khác về cùng tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Phiên tòa tiếp tục với phần đối đáp của đại diện VKSND TP HCM thực hành quyền công tố tại tòa đối với các luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Theo đại diện VKS, hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó xác định bị cáo Phạm Công Danh là chủ mưu.

Các bị cáo khác trong vụ án được xác định vai trò đồng phạm, giúp sức cho Phạm Công Danh thực hiện hành vi sai trái nên phải chịu trách nhiệm liên đới. Tuy nhiên, VKS cũng đề nghị HĐXX xem xét cho các bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ, cân nhắc xem xét, tuyên bản án tương xứng, phù hợp với tội trạng của từng bị cáo, nhưng cũng thể hiện được sự khoan hồng của pháp luật.

Về trách nhiệm dân sự, đại diện VKSND trước đó đề nghị thu hồi số tiền 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng để trả lại cho ngân hàng TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam - CB nhằm khắc phục hậu quả. Trong các phần bảo vệ quyền lợi cho các ngân hàng, các luật sư nêu ra nhiều ý kiến rằng việc thu hồi là không có căn cứ. Tuy nhiên, trong phần đối đáp, đại diện VKS vẫn bảo lưu quan điểm truy thu số tiền này.

Liên quan số tiền 4.500 tỷ được xác định dùng để tăng vốn điều lệ, VKS không tranh luận thêm. Theo VKS, qua diễn biến phiên toà, hồ sơ, chứng cứ của vụ án, có đủ căn cứ để xác định 46 bị cáo đã phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, gây thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng cho VNCB.

Tuy nhiên, VKS cũng đề nghị HĐXX cần cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo khi đưa ra phán quyết cuối cùng. HĐXX xét thấy, phần tranh luận không có gì mới nên kết thúc phần tranh luận, bắt đầu bước sang phần nghị án. Trước khi HĐXX vào nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng.

Các bị cáo mong muốn nhận mức án khoan hồng

Là người đầu tiên nói lời sau cùng, bị cáo cho rằng mình là nạn nhân của đề án tái cơ cấu. Bị cáo Phạm Công Danh đề nghị HĐXX ghi nhận nguyên nhân, bối cảnh xảy ra vụ án. Vì tin tưởng vào đề án tái cơ cấu, tin ngân hàng sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn chứ hoàn toàn không phải lợi dụng để tư lợi cá nhân.

Bị cáo Phạm Công Danh cũng cho rằng, ông không có ý kiến gì về việc thu hồi hay không thu hồi số tiền trên 6.126 tỷ đồng được xác định là thiệt hại của vụ án. Khoản tiền này theo bị cáo Danh khẳng định là không sử dụng cho mục đích cá nhân mà chỉ cho ngân hàng VNCB (nay là CB).

Còn số tiền 4.500 tỷ, ông Danh cho biết, nếu VKS nêu quan điểm không có cơ sở trả cho bị cáo thì cũng phải công nhận rằng số tiền này đã chuyển vào VNCB, số tiền này là của các cổ đông nên đề nghị trả lại cho các cổ đông để bù trừ vào các khoản tiền thiệt hại, khắc phục hậu quả. Đồng thời, ông Danh cũng mong HĐXX tạo điều kiện để khắc phục hậu quả. Bị cáo Danh mong được xem xét bối cảnh, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội, đồng thời xin xem xét các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho mình và xin pháp luật khoan hồng cho tất cả các bị cáo trong vụ án này.

Thuộc cấp thân tín của Phạm Công Danh là bị cáo Phan Thành Mai khi trình bày lời nói sau cùng đã không kiềm chế được xúc động: “Vào 6 năm trước đây, bị cáo là người đang có nhiều hoài bão, thực hiện những ước mơ, dự định của bản thân cũng như đối với rất nhiều người khác. Bị cáo mong đây là lần cuối cùng đúng ở phiên tòa này. Bị cáo kính mong HĐXX và VKS xem xét rằng có khả năng nào để khắc phục hậu quả cho vụ án này”.

Tỏ ra khá mệt mỏi trong suốt quá trình diễn ra phiên toà, khi nói lời sau cùng, ông Trầm Bê chỉ tha thiết mong HĐXX xem xét về hành vi sai trái của ông. Đồng thời, cho ông hưởng 1 hình phạt răn đe và nhẹ nhất để ông sớm được hoà nhập với xã hội, có cơ hội đóng góp một phần tốt đẹp cho xã hội.

Các bị cáo còn lại như Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết, Phan Minh Tùng, Nguyễn Quốc Viễn, Phan Huy Khang… thừa nhận thiếu sót và mong HĐXX cân nhắc bối cảnh dẫn đến hành vi phạm tội cũng như xem xét các tình tiết giảm nhẹ hình phạt để tuyên mức án khoan hồng, tạo điều kiện cho các bị cáo sớm hòa nhập xã hội. Sau khi các bị cáo trình bày xong lời nói sau cùng, HĐXX tuyên bố nghỉ nghị án và sẽ tuyên án vào 9h sáng thứ Hai (6/8) tới. 

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.