Đặc xá phải có sự khác biệt với các chính sách khoan hồng đang thực hiện

Đại biểu Mùa A Vàng (Điện Biên) phát biểu thảo luận. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Đại biểu Mùa A Vàng (Điện Biên) phát biểu thảo luận. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
(PLO) - Tuần qua, Quốc hội đã thảo luận nhiều vấn đề “sát sườn” với cuộc sống. Trong đó dự án Luật Đặc xá (sửa đổi) thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu, tập trung vào một số vấn đề chính như: Đặc xá là gì? thẩm quyền của ai? đối tượng nào được hưởng? Nên quy định thời gian thử thách đối với người được đặc xá hay không? Trách nhiệm của Tổ thẩm định trong dự án luật như thế nào?

Theo đó, tại phiên thảo luận về dự án Luật đặc xá (sửa đổi) ngày 7/11, các Đại biểu (ĐB) cơ bản tán thành với các quan điểm, định hướng xây dựng dự án Luật, cho rằng đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định đối với người bị kết án phạt tù, do đó các quy định về đặc xá phải có sự khác biệt cơ bản so với các chính sách khoan hồng khác đang được giao cho các cơ quan tư pháp thực hiện. Tính chất đặc biệt này phải được thể hiện ở các nội dung chủ yếu là thẩm quyền, thời điểm, điều kiện, trình tự, thủ tục đặc xá.

Nhiều ý kiến góp ý về thời điểm đặc xá

Về thời điểm đặc xá, dự thảo Luật của Chính phủ trình đã kế thừa Luật Đặc xá hiện hành, quy định ba thời điểm đặc xá gồm nhân sự kiện trọng đại của đất nước, nhân ngày lễ lớn của đất nước và trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước.

Một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể về thời gian, tần suất thực hiện đặc xá (3 năm hoặc 5 năm/đợt); đề nghị quy định cụ thể thời điểm đặc xá là ngày Quốc khánh 2/9, ngày Tết Nguyên đán hoặc ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4. Có ý kiến đề nghị làm rõ sự kiện trọng đại của đất nước gồm những sự kiện nào; căn cứ, mức độ nào để xác định sự kiện trọng đại của đất nước.

Về ý kiến của ĐBQH đề nghị quy định rõ trong dự thảo Luật “sự kiện trọng đại của đất nước gồm những sự kiện nào”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, các sự kiện trọng đại của đất nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, rất đa dạng, do đó nếu quy định cụ thể trong dự thảo Luật có thể sẽ không bao quát hết.

 “Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ ba thời điểm đặc xá như Luật hiện hành; không quy định thời điểm, tần suất đặc xá và không liệt kê cụ thể các sự kiện trọng đại của đất nước, mà giao Chủ tịch nước căn cứ các quy định của Luật và tình hình của đất nước ở từng thời kỳ để quyết định thời điểm đặc xá phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra” - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết khi trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật.

Nhiều ĐB nhất trí quy định ba thời điểm đặc xá như dự thảo Luật. ĐB Trần Văn Quý (Hưng Yên) đồng tình về ba thời điểm đặc xá được quy định trong dự thảo Luật vì đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án, nhân sự kiện trọng đại của đất nước, nhân ngày lễ lớn của đất nước và trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước. 

“Với các chế định này, tôi đồng tình việc trong luật không quy định cụ thể về thời điểm đặc xá, không quy định tần suất thực hiện đặc xá, từ đó do Chủ tịch nước quyết định tùy tình hình đất nước cũng như thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung” - ĐB Quý nói.

Tuy nhiên, nhiều ĐB vẫn còn những băn khoăn về quy định thời điểm đặc xá như trong dự thảo Luật. Theo ĐB Mai Khanh (Ninh Bình), sở dĩ nhiều đại biểu góp ý vào quy định này do hiện nay, theo quy định tại dự thảo về ba thời điểm đặc xá, ngày lễ lớn của đất nước đã có quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Còn hai thời điểm sự kiện trọng đại của đất nước và sự kiện đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước thì chưa có văn bản nào quy định và cũng chưa có giải thích cụ thể nên các đại biểu còn băn khoăn.

“Chúng tôi nhận thức rằng, theo quy định về thẩm quyền đặc xá, thời điểm đặc xá, nhưng không nhất thiết đến thời điểm đó phải thực hiện đặc xá, mà việc đặc xá hay không là do Chủ tịch nước quyết định. Và trong nhiều năm qua vẫn thực hiện như vậy. Do đó, tôi đề nghị nếu giữ nguyên ba thời điểm đặc xá này thì nên có cân nhắc về giải thích từ ngữ, để những quy định này rõ ràng” - ĐB Mai Khanh cho biết.

Quy định cụ thể trách nhiệm của Tổ thẩm định liên ngành 

Các ĐB cũng đánh giá về một số điểm mới của dự thảo Luật so với quy định hiện hành. ĐB Trần Văn Quý (Hưng Yên) quan tâm đến nội dung trong dự thảo lần này có đưa ra quy định về nhiệm vụ của Tổ thẩm định liên ngành là tổ chức liên ngành gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập để thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá.

Theo quy định trong dự thảo, Tổ thẩm định liên ngành tổng hợp kết quả thẩm định, lập biên bản thẩm định kèm theo danh sách người đủ điều kiện đặc xá, danh sách người không đủ điều kiện đặc xá để hoàn thiện danh sách, hồ sơ người đủ điều kiện đặc xá theo kết quả thẩm định và chuyển đến Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá.

“Đây là quy định mới so với luật hiện hành. Theo quy định tại Điều 15, 16 và 36 của dự thảo Luật, qua nghiên cứu, chúng tôi thấy trách nhiệm, nhiệm vụ của Tổ liên ngành này còn chưa rõ ràng, có lúc chưa chặt chẽ, nhất là kết quả thẩm định của Tổ liên ngành sẽ là tư liệu, căn cứ mang tính đầu vào rất quan trọng để các cơ quan, thủ trưởng cơ quan lập hồ sơ trình hội đồng đặc xá.

Trong dự thảo Luật, qua nghiên cứu tôi thấy chưa có chế tài để kiểm soát và phê chuẩn kết quả của Tổ thẩm định này. Mà trong thực tiễn, việc nhầm lẫn, sai sót thường xảy ra ở khâu ban đầu” - ĐB Trần Văn Quý cho biết.

ĐB đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra nếu có thể sẽ cụ thể hóa ngay trong Luật Đặc xá những chế tài về kiểm tra, phê chuẩn kết quả thẩm định. Nếu không được trực tiếp trong luật thì đề nghị các văn bản hướng dẫn thi hành luật của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đảm bảo chặt chẽ để kết quả đảm bảo khách quan, minh bạch.

Về đối tượng được đề nghị đặc xá, một số ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng xét đặc xá cả với người đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Một số ý kiến đề nghị không đặc xá với những đối tượng phạm vào các tội mà Bộ luật Hình sự quy định không được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Một số ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng xét đặc xá cả với người được hoãn chấp hành hình phạt phạt tù, người đang thi hành án treo. Về điều kiện được đề nghị đặc xá, dự thảo Luật của Chính phủ trình đã kế thừa Luật Đặc xá hiện hành, quy định điều kiện trong quá trình chấp hành án phạt tù được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên. 

Góp ý về điều kiện đặc xá, ĐB Nguyễn Mai Bộ (An Giang) cho biết đây là “điều luật trung tâm” của luật này. Theo thiết kế về kỹ thuật lập pháp, điều 11 dự thảo Luật quy định 2 nhóm đối tượng được đề nghị đặc xá là đối tượng đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn và tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn; đối tượng thứ hai là người đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt.

Tuy nhiên, có bất cập trong điều luật là khi quy định người “đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù” mà lại phải có điều kiện được xếp loại thi hành hình phạt tù là mâu thuẫn, không khả thi.

Tại hội trường, nhiều ý kiến cho rằng sửa đổi luật phải khắc phục được những hạn chế, bất cập sau hơn 10 năm thi hành Luật Đặc xá trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành. Ngoài ra, để đáp ứng điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, quá trình sửa đổi Luật Đặc xá cần quán triệt quan điểm tham khảo kinh nghiệm tốt của các nước trên thế giới.

Không có thời gian thử thách đối với người được đặc xá

Phát biểu tại buổi thảo luận về Dự án Luật Đặc xá (sửa đổi), bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp thấy rằng nhiều ý kiến cần nghiên cứu để tiếp thu, báo cáo làm rõ thêm một số vấn đề. 

Theo bà Nga, với tính chất của đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, nhân ngày lễ lớn hoặc trường hợp đặc biệt. Quan điểm của Ban soạn thảo từ trước đến nay đây là chính sách khoan hồng đặc biệt do người đứng đầu nhà nước quyết định.

Do đó, phải phân biệt với chính sách khoan hồng đang song song tồn tại hiện nay. Một là miễn chấp hành hình phạt theo Bộ luật Hình sự. Hai là giảm mức hình phạt đã tuyên. Ba là tha tù trước thời hạn có điều kiện. Chúng tôi tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, kế thừa luật hiện hành và quy định đặc điểm mang tính chất đặc biệt của đặc xá. 

“Một câu hỏi đặt ra là có thời gian thử thách không đối với những người được đặc xá. Chúng tôi đã nghiên cứu thực tiễn từ năm 1945 đến nay, quá trình thực hiện đặc xá không quy định thời gian thử thách đối với người được đặc xá vì bản chất đặc xá là xá tội trong trường hợp đặc biệt, tức là tha bổng do người đứng đầu Nhà nước quyết định cho nên đã tha là tha bổng luôn chứ không có quy định thời gian thử thách để sau đó không đáp ứng điều kiện này để bắt lại”, bà Nga nói.

Cũng theo bà Nga, thực tiễn qua rà soát và thông tin chúng tôi biết thì đã rà soát rất nhiều pháp luật của nhiều nước trên thế giới thì người đứng đầu Nhà nước khi tha bổng người ta cũng không có điều kiện thử thách để bắt lại, bà này nêu ý kiến: “Chúng tôi sẽ báo cáo với cơ quan có thẩm quyền cân nhắc thêm nhưng mà thông lệ trong nước cũng như quốc tế là không có thực hiện thử thách đối với những người được tha bổng này”. 

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.