Đà Nẵng xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2022

Đà Nẵng đối thoại doanh nghiệp để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn và phát triển kinh tế.
Đà Nẵng đối thoại doanh nghiệp để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn và phát triển kinh tế.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ những bất cập, ý kiến tâm huyết và đề xuất các giải pháp trong nhiều lĩnh vực của 150 đại diện các hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp... Đà Nẵng cũng đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng cho năm 2022.

Tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp diễn ra ngày 24/9, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 vừa qua, trong công tác chống dịch COVID-19, Đà Nẵng đã liên tục triển khai các phương án giãn cách nghiêm ngặt. Tuy thành công ban đầu về khống chế dịch bệnh, nhưng các biện pháp mạnh nhằm khống chế dịch bệnh đã tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, chính quyền thành phố đã tạo điều kiện tốt nhất trong phạm vi thẩm quyền cho phép để hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Mặc dù vậy, nhiều giải pháp khi triển khai trong thực tế vẫn còn lúng túng, gây không ít trở ngại cho doanh nghiệp.

Đà Nẵng khi áp dụng các biện pháp mạnh đã tác động lớn đến kinh tế, xã hội thành phố

Đà Nẵng khi áp dụng các biện pháp mạnh đã tác động lớn đến kinh tế, xã hội thành phố

Tại buổi đối thoại này, bà Lê Thị Nam Phương, Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân TP. Đà Nẵng kiến nghị, chính quyền thành phố cần đẩy nhanh việc tiêm chủng cho người lao động và toàn dân kể cả trẻ nhỏ. Cùng đó, nâng cao năng lực điều trị COVID-19 sẵn sàng cho giai đoạn mới đó là giai đoạn khôi phục sản xuất, kinh doanh an toàn.

Các chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng, vay ưu đãi, vay không thế chấp cần được triển khai sát thực tế hơn để đến được với các doanh nghiệp. Ngoài ra, có chính sách miễn, giảm tiền thuê đất trước ảnh hưởng của dịch COVID-19 và không điều chỉnh tăng giá đất trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần xây dựng các kịch bản phòng chống dịch cho giai đoạn mới; quy định cụ thể việc xử lý ca F0 trong nhà máy, doanh nghiệp, cộng đồng để đảm bảo an toàn và duy trì sản xuất.

Các doanh nghiệp tham gia đã có nhiều kiến nghị, giải pháp mong thành phố tháo gỡ

Các doanh nghiệp tham gia đã có nhiều kiến nghị, giải pháp mong thành phố tháo gỡ

Ông Dương Tiến Lâm, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistic Việt Nam tại Đà Nẵng cho rằng, việc xin phép ra vào thành phố khá phức tạp. Doanh nghiệp rất lúng túng. Các doanh nghiệp trực tiếp đến phường nộp đơn nhưng không được ai giải quyết. Ông Lâm đề xuất, việc ra, vào thành phố cũng cần được thực hiện online và đơn giản để tránh chồng chéo với những quy định khác.

Chủ trì buổi đối thoại, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng khẳng định, trong thời gian tới, thành phố sẽ mở lại nhiều hoạt động sinh hoạt, sản xuất, theo hướng tiếp tục nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch, và nhiều khó khăn vướng mắc hiện nay sẽ được tháo gỡ.

Trong tháng 10/2021, lãnh đạo thành phố cam kết đảm bảo tiêm vaccine mũi 1 cho 100% người dân thành phố trong độ tuổi cho phép, đến cuối năm tiêm đủ 2 mũi. Đồng thời, hỗ trợ 50% chi phí xét nghiệm cho doanh nghiệp theo kế hoạch xét nghiệm.

Việc chuyển đổi số sẽ tiếp tục được đẩy mạnh và lãnh đạo thành phố cam kết chịu trách nhiệm về thuận lợi hóa thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy đoàn kết, tự lực tự cường, chủ động xây dựng phương án phục hồi sản xuất, tương ứng phương án phòng chống dịch của thành phố.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định thời gian tới nhiều khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp được tháo gỡ

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định thời gian tới nhiều khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp được tháo gỡ

Về mục tiêu phát triển kinh tế, trên cơ sở ước thực hiện năm 2021, thành phố xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng cho năm 2022 ở 3 cấp độ Thấp, Trung bình và Cao, trong đó: khu vực công nghiệp - xây dựng có tốc độ phục hồi và tăng nhanh hơn khu vực dịch vụ; khu vực nông, lâm, thủy sản cơ bản duy trì như nhưng năm trước.

Đối với kịch bản Thấp, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2022 đạt 4,47% so với năm 2021, trong đó các khu vực nông, lâm, thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ có tốc độ tăng trưởng lần lượt là 1,85%, 5,4% và 3,87%.

Đối với kịch bản Trung bình, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2022 đạt 5,75% so với năm 2021, trong đó các khu vực nông, lâm, thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ có tốc độ tăng trưởng lần lượt là 2,5%; 6,8% và 5,4%.

Một số ngành phục hồi và có mức tăng trưởng mạnh là tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tăng 20,2), thông tin và truyền thông (tăng 18,9%), hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (tăng17,2%), bán buôn, bán lẻ (tăng 16,8%), giáo dục và đào tạo (tăng 16,7%); một số ngành phục hồi nhưng chưa trở lại tương đương với năm 2019 là công nghiệp chế biến, chế tạo (93,4%), xây dựng (98,5%), vận tải kho bãi (94,51%), lưu trú và ăn uống (57%).

Đối với kịch bản Cao, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2022 đạt 7,01% so với năm 2021, trong đó các khu vực nông, lâm, thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ có tốc độ tăng trưởng lần lượt là 3,01%, 8,40% và 6,63%.

Từ đó, lãnh đạo thành phố đưa ra kết luận tại buổi đối thoại: “Với tỷ lệ tiêm vaccine mũi 1 đạt trên 95% vào cuối tháng 9/2021, 100% mũi 1 và 22,1% mũi 2 vào cuối tháng 10/2021; khả năng kiểm soát dịch bệnh ở cấp độ 1 (trạng thái bình thường mới), khả năng thành phố sẽ đạt được các chỉ tiêu năm 2022 theo kịch bản Trung bình.

Trường hợp dịch bệnh được kiểm soát tốt, kinh tế quốc tế sớm phục hồi trở lại, các ngành kinh tế cấp 1 chiếm tỷ trọng cao trong GRDP của thành phố như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Xây dựng Vận tải kho bãi; Dịch vụ lưu trú và ăn uống… sẽ được phục hồi nhanh, trở lại mức tương đương hoặc cao hơn năm 2019 thì khả năng thành phố sẽ đạt được tăng trưởng ở mức kịch bản Cao”.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..

Cục thuế Thừa Thiên Huế triển khai nhiều chính sách, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp

Cục thuế Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế.
(PLVN) - Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ cũng như lắng nghe những vướng mắc, hỗ trợ “họ” thực hiện quyết toán thuế, thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều chính sách tốt góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách địa phương.