Đà Nẵng thành lập Ban chỉ đạo phát triển ngành logistics

Cảng Đà Nẵng - trung tâm dịch vụ logistics của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Cảng Đà Nẵng - trung tâm dịch vụ logistics của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
(PLVN) - UBND TP Đà Nẵng vừa có quyết định thành lập Ban chỉ đạo phát triển ngành logistics Đà Nẵng do ông Trần Chí Cường - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng làm Trưởng ban; Giám đốc Sở Công Thương Lê Thị Kim Phương làm Phó trưởng ban thường trực và đại diện Sở GTVT làm Phó trưởng ban.

Thành viên Ban chỉ đạo phát triển ngành logistics Đà Nẵng bao gồm đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND thành phố, các Sở KH&ĐT, Xây dựng, TN&MT, TT&TT, BQL Khu công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư; UBND quận Liên Chiểu, huyện Hòa Vang; Cục Hải quan Đà Nẵng, Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng, Cảng vụ Hàng không miền Trung; Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam và Hiệp hội Vận tải hàng hóa Đà Nẵng.

Theo quyết định, Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND TP Đà Nẵng điều phối các hoạt động liên quan đến phát triển ngành logistics trên địa bàn TP Đà Nẵng; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động logistics theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương, trong đó bao gồm việc tham mưu triển khai có hiệu quả Đề án "Phát triển dịch vụ logistics TP Đà Nẵng kết nối hiệu quả với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Hành lang kinh tế Đông Tây giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050".

Mục tiêu của đề án là đến năm 2030 phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm logistics có tính hấp dẫn cao, thu hút mạnh các nhà đầu tư thích hợp nhằm hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng logistics. Từ năm 2023 - 2030 tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP đạt 11 – 12%, tỷ lệ thuê ngoài đạt 40 – 45%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 13% GRDP. Các trung tâm logistics tại TP Đà Nẵng đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu dịch vụ logistics cho hàng hóa qua cảng biển, 20% hàng hóa qua đường sắt và đường hàng không.

Đến năm 2050 xây dựng hệ thống logistics hiện đại có cấu trúc rõ ràng, cơ sở hạ tầng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ logistics quốc tế. Khẳng định vai trò cảng cửa ngõ quốc tế của Đà Nẵng tại khu vực miền Trung, trở thành cửa ngõ chính ra biển của Hành lang kinh tế Đông Tây và là mắt xích quan trọng của hành lang vận tải châu Á – Thái Bình Dương.

Từ năm 2030 – 2050, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP đạt 15 – 15,5%, tỷ lệ thuê ngoài đạt 6 – 65%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 11,2% GRDP. Các trung tâm logistics tại Đà Nẵng đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu dịch vụ logistics cho hàng hóa qua cảng biển, 40% hàng hóa qua đường sắt và đường hàng không.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.