Đà Nẵng tập trung triển khai nghị quyết 136 để tạo bước đột phá

Đà Nẵng tập trung triển khai nghị quyết 136 để tạo bước đột phá về kinh tế.
Đà Nẵng tập trung triển khai nghị quyết 136 để tạo bước đột phá về kinh tế.
(PLVN) - Ngày 29/7, HĐND TP Đà Nẵng đã tổ chức kỳ họp thứ 19 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và bàn giải pháp đưa thành phố hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự và chỉ đạo tại kỳ họp.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Ngô Xuân Thắng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, kinh tế quý 2 tăng trưởng 8,35%; 6 tháng tăng trưởng 5%; hoạt động dịch vụ, du lịch tiếp tục là điểm sáng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế chung của thành phố; nhiều công trình, dự án trọng điểm được khởi công, khánh thành, các chương trình an sinh xã hội tiếp tục được thực hiện tốt, đời sống nhân dân được đảm bảo.

Tuy nhiên, Thành phố cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế với nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Tốc độ tăng trưởng GRDP vẫn còn thấp so với mục tiêu đề ra trong năm 2024, cộng đồng doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, giải ngân vốn đầu tư công chưa đảm bảo kế hoạch, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn phức tạp.

Kỳ họp lần này sẽ thảo luận, bàn bạc cho ý kiến 152 tài liệu, dự kiến thông qua 32 Nghị quyết với nhiều chủ trương quan trọng, có tác động lớn và trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.

Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Ngô Xuân Thắng phát biểu tại kỳ họp.

Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Ngô Xuân Thắng phát biểu tại kỳ họp.

Trong đó, kỳ họp xem xét, cho ý kiến về dự toán thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm; kế hoạch vốn đầu tư công 2025 và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025; cho ý kiến về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025…

Kỳ họp lần này sẽ xem xét, cho ý kiến về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 136 ngày 26/6/2024 của Quốc hội khóa 15 về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.

Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị thành phố trong thời gian đến, mang tính đột phá, là điều kiện thuận lợi để khai thác, phát huy những lợi thế, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực, tạo động lực tăng trưởng mới, phát triển thành phố nhanh và bền vững.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao những kết quả Kinh tế - xã hội của Đà Nẵng.

Trong 6 tháng cuối năm, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đà Nẵng thực hiện tốt các nội dung trọng tâm, đó là: Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và của thành phố, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XXII, Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị để thể chế hóa, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể trong từng lĩnh vực.

Thứ hai là khẩn trương quán triệt, triển khai các luật và các Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, chủ động xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tạo sự thống nhất trong nhận thức, bảo đảm hiệu quả triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật các tổ chức tín dụng, bảo đảm thi hành đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại kỳ họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại kỳ họp.

Đồng thời, tích cực triển khai Nghị quyết của Quốc hội về tăng lương cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, điều chỉnh mức hưởng lương cho cán bộ hưu trí và trợ cấp xã hội, trợ cấp cho người có công.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng lưu ý một số chính sách lớn như thí điểm thành lập Khu thương mại tự do; chính sách về thí điểm thực hiện thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; chính sách về phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; chính sách về nợ của chính quyền địa phương; chính sách về thí điểm cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải nhà kính theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon...

Trong đó, có nhiều điểm mới, nhiều thách thức mà chưa tỉnh, thành phố hay bộ, ngành nào trên cả nước triển khai thực hiện nên thành phố cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, học hỏi từ các mô hình trên thế giới...

Thứ ba, khẩn trương ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đồ án quy hoạch phân khu sau khi được Chính phủ phê duyệt.

Thứ tư, triển khai đến các cấp ủy, tổ chức đảng trong hệ thống chính trị Chỉ thị số 35, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, gắn kết với việc hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã và cấp huyện vào quý III/2024 để đầu năm 2025 tập trung cho Đại hội Đảng bộ các cấp.

Thứ năm, tiếp tục lãnh đạo đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND thành phố; nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, tích cực tham gia các hoạt động của Quốc hội, nhất là các chuyên đề giám sát của Quốc hội trong năm 2024 và năm 2025.

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.