Đà Nẵng phải tạo ra sự khác biệt để trở thành thành phố đáng sống

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà lưu niệm cho thành phố Đà Nẵng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà lưu niệm cho thành phố Đà Nẵng.
(PLVN) - Phát biểu tại Tọa đàm “TP Đà Nẵng 25 năm: Thành tựu và triển vọng”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, thành phố cần phải tạo ra sự khác biệt, cần xác lập một chương trình để trở thành thành phố đáng sống, đáng đầu tư, đáng cống hiến và đáng trải nghiệm…

Thành quả của Đà Nẵng đã truyền cảm hứng cho nhiều địa phương

Tọa đàm “TP Đà Nẵng 25 năm: Thành tựu và triển vọng” do Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (1/1/1997-1/1/2022) nhằm làm rõ hơn những thành tựu, kết quả đạt được trong 25 năm qua và gợi mở những định hướng, giải pháp xây dựng, phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển với rất nhiều dấu ấn, kết quả của sự phấn đấu không ngừng nghỉ của người dân và chính quyền, Đà Nẵng đã có quy mô và trình độ nền kinh tế thuộc nhóm phát triển của Việt Nam, từng bước khẳng định vị trí, vai trò động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh, tốc độ tăng giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt khoảng 9,09%/năm.

Hiện, thành phố đang hướng đến các mục tiêu lớn đặt ra tại Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chúc mừng thành tựu to lớn mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Đà Nẵng đã đạt được trong 25 năm qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, những thành quả của Đà Nẵng đã truyền cảm hứng cho nhiều địa phương miền Trung cùng vượt khó vươn lên. Từ một đô thị nhỏ, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, thiếu động lực kinh tế, đời sống nhân dân khó khăn, thành phố đã vươn mình để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, trở thành thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh, hấp dẫn của Việt Nam cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cho rằng Đà Nẵng cần chú trọng gia cường các nền tảng xã hội thông qua việc thực hiện tốt các chính sách người có công, chính sách an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao chất lượng các nội dung chương trình thành phố “năm không”, “ba có”, “bốn an” gắn với xây dựng văn minh đô thị, Chủ tịch nước đề nghị thành phố tăng cường đối thoại và giải quyết thấu đáo những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp, xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị không có người nghèo, hộ nghèo và hộ cận nghèo.

kinh tế quan trọng nhất của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng như của toàn vùng Bắc và Nam Trung Bộ.

Vươn xa hơn, Đà Nẵng có khả năng và cần định hướng trở thành thành phố quốc tế, thành trung tâm giao thương quốc tế, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, du khách; là nơi hội tụ của những người tài cùng các ý tưởng đổi mới sáng tạo.

Cùng với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng phải là một động lực, đầu tàu kéo không chỉ tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước mà còn là một biểu tượng và niềm tự hào về sự vươn mình vượt qua khó khăn, trở ngại, trỗi dậy thành công của Việt Nam.

Với mục tiêu này, cần xây dựng chính quyền liêm chính, đoàn kết, hiệu quả và thân thiện. Đồng thời, cần sớm hoàn thiện các quy hoạch, thúc đẩy sự liên kết phát triển, tương tác sâu sắc với các địa phương lân cận về chiến lược, quy hoạch trong xây dựng và phát triển, đặc biệt là phát triển du lịch trong hành lang kinh tế chung, cả 3 địa phương Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Và rộng hơn là Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa.

Xây dựng thành phố thành điểm đến an toàn, đáng sống cho các nhà đầu tư

Chủ tịch nước đề nghị Đà Nẵng tập trung cao cho phát triển nguồn vốn con người. Phát huy bản sắc văn hóa, phẩm chất vốn có của người dân xứ Quảng, những con người “trung dũng, kiên cường” trong chiến đấu giành độc lập, “đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong dựng xây kiến thiết đất nước, đặc biệt cần khích lệ tinh thần này trong đội ngũ lãnh đạo địa phương cũng như tinh thần doanh nhân vốn chảy trong máu của người dân xứ Quảng.

Chính quyền thành phố phải dự báo nhu cầu và đào tạo lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường và các nhà đầu tư. Coi giáo dục đào tạo là vũ khí mạnh nhất để thay đổi Đà Nẵng. Chúng ta coi giáo dục đào tạo, cả đào tạo nghề là vũ khí mạnh nhất thay đổi phát triển Đà Nẵng trong thời đại công nghệ số và đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng cần chú ý phát triển thành phố xanh, đáng sống, tăng trưởng nhanh, nhưng phải bền vững, có bản sắc riêng. Trong đầu tư phát triển, phải đảm bảo tính bền vững của thiên nhiên môi trường, giữ gìn phát triển hợp lý các “lá phổi xanh” như Sơn Trà, Bà Nà. Coi trọng các yếu tố an sinh xã hội, đặc biệt là y tế, giáo dục, giải trí, giao thông, vệ sinh môi trường; đảm bảo an ninh an toàn cho các nhà đầu tư, để Đà Nẵng trở thành điểm đến an toàn, đáng sống cho các nhà đầu tư và những người giỏi.

Đà Nẵng cũng cần mô hình tăng trưởng mới như trung tâm tài chính quốc tế, trung tâm vui chơi giải trí quốc tế hiện đại, trung tâm đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Đặc biệt, Đà Nẵng không nên tự so mình với các địa phương khác trong nước mà cần mạnh dạn so sánh với các thành phố trong khu vực để có chiến lược cạnh tranh xứng tầm.

Thành phố cần phải tạo ra sự khác biệt, phải trở thành một thành phố độc nhất vô nhị không chỉ ở Việt Nam, trong khu vực mà còn trên thế giới. Theo đó, thành phố cần xác lập một chương trình để trở thành thành phố đáng sống, đáng đầu tư, đáng cống hiến và đáng trải nghiệm.

Chiều 28/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát biểu tại buổi gặp mặt 90 đồng chí nguyên Tỉnh ủy viên từ năm 1997 đến nay do Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức nhân kỷ niệm 550 năm Danh xưng Quảng Nam (1471 - 2021) và 25 năm tái lập tỉnh Quảng Nam (1997 - 2022).

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thể hiện vui mừng khi được gặp lại các đồng chí đã từng chia sẻ ngọt bùi lúc khó khăn, đồng thời yêu cầu Quảng Nam trong thời gian tới cần khơi dậy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bởi có đoàn kết là có tất cả, tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được trong 25 năm qua.

Tối cùng ngày, Chủ tịch nước đã dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 550 năm Danh xưng Quảng Nam

Chủ tịch nước đề nghị và mong muốn Đà Nẵng trở thành đô thị trung tâm, động lực

Tin cùng chuyên mục

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Đọc thêm

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Khẩn trương luật hóa quản lý xe điện 4 bánh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Nâng cao hiệu quả đóng góp của Kiểm toán nhà nước với hoạt động giám sát của Quốc hội

KTNN đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội. Ảnh minh họa: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Cùng với sự đổi mới, cải tiến hoạt động giám sát của Quốc hội, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, đồng thời thường xuyên tham gia các cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.