Cũng chính vì thế, hàng loạt cây xanh trên một số tuyến đường bật gốc, gãy đỗ vào đường dây điện, phương tiện giao thông và gây cản trở giao thông.
Dù mưa gió nhưng các lực lượng chức năng vẫn tích cực ra đường nhằm giải phóng số lượng cây ngã đổ gây, nhằm giảm thiểu gây ran guy hiểm cho người dân
Loạt cây xanh ngã đổ ở tuyến đường Bạch Đằng |
Theo ghi nhận của PV, nhiều tuyến đường ở quận Sơn Trà, quận Hải Châu và đường nối ra biển Đà Nẵng, cây xanh bật gốc nằm chắn ngang đa phần không có rễ cọc, chỉ rễ chùm. Dư luận cho rằng, việc trồng cây như thế này không tránh khỏi hiện tượng chỉ mới ảnh hưởng của bão đã bật gốc.
Cây xanh bật gốc nhiều tuyến đường ở Đà Nẵng |
Trong khi đó, trưa 31/10, Trung tâm PCLB miền Trung - Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng) cũng phát đi bản tin cuối cùng về cơn bão số 5. Theo đó, do ảnh hưởng của bão số 5, ở An Nhơn (Bình Định) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, Quy Nhơn (Bình Định) gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; Hoài Nhơn (Bình Định) gió giật cấp 9; Lý Sơn (Quảng Ngãi) có gió giật mạnh cấp 9, ở Quảng Ngãi gió giật cấp 7; An Khê (Gia Lai) có gió mạnh và gió giật cấp 7-8.
Ở các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa trong khoảng 24 giờ qua phổ biến 150-350mm, có nơi trên 400mm.
Các lực lượng chức năng giải phóng tình trạng cây đổ trên QL 1 từ Quảng Nam ra Đà Nẵng |
Sáng 31/10, áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 5 tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Hồi 7h sáng nay, vị trí tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 13,6 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên lãnh thổ Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).
Trong 6 giờ tới, vùng áp thấp này tiếp tục di chuyển theo hướng Tây và tan dần. Tình hình mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị ở các tỉnh Trung Bộ còn diễn biến phức tạp, cần chú ý theo dõi trong các bản tin tiếp theo.