Đà Nẵng hủy bỏ quy hoạch ga đường sắt "treo" 18 năm

Đà Nẵng hủy bỏ quy hoạch ga đường sắt "treo" 18 năm
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 18/11, UBND TP Đà Nẵng cho biết, vừa có quyết định bãi bỏ các quyết định trước đó về sơ đồ ranh giới, quy hoạch nhà ga đường sắt tại các phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam và Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu), sau 18 năm quy hoạch "treo".

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng phê duyệt, ga đường sắt mới được di chuyển lên khu vực Bà Nà - Suối Mơ (huyện Hòa Vang).

Căn cứ các quy định và kết quả cuộc họp UBND thường kỳ tháng 11, UBND TP Đà Nẵng công bố quyết định hủy bỏ các quyết định quy hoạch Dự án ga đường sắt cũ tại các phường: Hòa Minh, Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu) đã ban hành trước đó.

Cụ thể, các quyết định bị bãi bỏ gồm: quyết định số 5071/QĐ-UBND ngày 1/7/2004 của chủ tịch UBND thành phố về việc phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch nhà ga đường sắt mới, tỷ lệ 1:1.000. Quyết định số 2739/QĐ-UBND ngày 23/4/2013 của chủ tịch UBND thành phố về việc phê duyệt điều chỉnh sơ đồ ranh giới quy hoạch sử dụng đất dự án ga đường sắt mới. Quyết định số 4472/QĐ-UBND ngày 07/7/2014 của chủ tịch UBND thành phố về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2.000 ga đường sắt mới và hệ thống giao thông phục vụ ga.

Nhiều căn nhà tạm bợ trong vùng quy hoạch ga đường sắt không thể sửa chữa trong 18 năm qua do vướng quy hoạch ga đường sắt “treo”.

Nhiều căn nhà tạm bợ trong vùng quy hoạch ga đường sắt không thể sửa chữa trong 18 năm qua do vướng quy hoạch ga đường sắt “treo”.

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, ga đường sắt mới sẽ được di chuyển lên khu vực Bà Nà - Suối Mơ (huyện Hòa Vang).

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, ga đường sắt mới sẽ được di chuyển lên khu vực Bà Nà - Suối Mơ (huyện Hòa Vang).

Hiện, UBND TP Đà Nẵng đã giao UBND quận Liên Chiểu phối hợp với các đơn vị có liên quan công bố công khai nội dung quyết định này theo đúng quy định.

Đồng thời, giao Sở Xây dựng, UBND quận Liên Chiểu căn cứ chức năng và nhiệm vụ được giao, quản lý quy hoạch tại khu vực theo đúng các đồ án quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Được biết, vị trí quy hoạch ga đường sắt cũ tại quận Liên Chiểu được định hướng sẽ trở thành trung tâm thương mại dịch vụ lớn của quận này; gắn liền tuyến giao thông huyết mạch nối dài đường vành đai phía tây 2. Hiện nay, một số nhà đầu tư quan tâm đến tái thiết khu vực này.

Trước đó, Dự án Ga đường sắt Đà Nẵng được công bố và phê duyệt quy hoạch vào năm 2004, vị trí đặt nhà ga mới khi đó nằm trên địa bàn phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu). Suốt 18 năm qua, do vướng quy hoạch ga đường sắt nên nhà cửa của người dân trong vùng dự án không thể sửa chữa, nâng cấp, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân trong khu vực có dự án "treo" này.

Anh Nguyễn Văn Thanh vui mừng khi nghe tin sắp được sữa chữa nhà cửa sau khi Đà Nẵng hủy quy hoạch ga đường sắt "treo" 18 năm tại nơi mình đang sống.

Anh Nguyễn Văn Thanh vui mừng khi nghe tin sắp được sữa chữa nhà cửa sau khi Đà Nẵng hủy quy hoạch ga đường sắt "treo" 18 năm tại nơi mình đang sống.

Đặc biệt, trận ngập lụt lịch sử tối 14/10 vừa qua đã phơi bày hệ lụy nặng nề của dự án “treo” này. Do hạ tầng kỹ thuật tại đây không được đầu tư đồng bộ khiến hàng ngàn ngôi nhà chìm sâu trong nước sau trận mưa lớn và hậu quả đã có người dân địa phương tử vong vì đuối nước, còn thiệt hại về tài sản là vô cùng to lớn.

Với việc bãi bỏ quy hoạch sẽ là cơ sở để quận Liên Chiểu cho phép việc đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ người dân. Bên cạnh đó, cũng là cơ sở để cho phép người dân xây dựng, sửa chữa nhà cửa sau nhiều năm “cầm chừng”.

Vui mừng khi nghe tin Đà Nẵng quyết định hủy bỏ quy hoạch ga đường sắt "treo" 18 năm, ông Phạm Dũng (58 tuổi, trú tổ 36 phường Hòa Khánh Nam) cho biết, hơn 10 năm nay, ngôi nhà cấp 4 vốn tạm bợ của ông đã bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng không dám sửa chữa vì vướng quy hoạch dự án 'treo' này. Trận lũ vừa qua khiến bức tường rào của nhà ông cũng bị nước cuốn sập nhưng sợ bị phạt nên ông cũng không dám xây mới lại.

Trận lụt lịch sử ngày 14/10 vừa qua khiến ngôi nhà của ông Dũng bị ngập sâu hơn 1 mét, do nhà tạm không có gác lửng nên nhiều tài sản bị hư hỏng nặng.

Trận lụt lịch sử ngày 14/10 vừa qua khiến ngôi nhà của ông Dũng bị ngập sâu hơn 1 mét, do nhà tạm không có gác lửng nên nhiều tài sản bị hư hỏng nặng.

"Hôm nay nghe tin dự án quy hoạch ga đường sắt tại đây đã được hủy bỏ, tôi và hàng xóm rất vui. Tại tổ 36 này có khoảng 200 hộ dân, hầu hết phải sống trong những ngồi nhà tạm bợ, xuống cấp. Nếu được phép xây dựng lại, tôi sẽ nâng mái nhà lên, xây lên gác lửng để tránh lũ và làm lại tường rào đã bị lũ cuốn trôi trong đợt mưa lịch sử vừa rồi", ông Dũng vui mừng chia sẻ.

Cùng chung tâm trạng, anh Nguyễn Văn Thanh (SN 1983, trú đường Mẹ Suốt, phường Hòa Khánh Nam) cho biết, nghe tin Đà Nẵng hủy quy hoạch ga đường sắt tại khu vực mình đang sống, anh rất phấn khởi. Sắp tới, anh dự định sẽ đi làm sổ bìa đỏ và sửa chữa lại ngôi nhà của mình cho đàng hoàng hơn.

Đọc thêm

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.