Đà Nẵng: Hơn 760 mẫu xét nghiệm của F1 của BN416 có kết quả âm tính với SARS-CoV-2

Hơn 760 mẫu F1 có kết quả âm tính công bố trong ngày 27/7
Hơn 760 mẫu F1 có kết quả âm tính công bố trong ngày 27/7
(PLVN) - Ngày 27/7, Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, đang tiếp tục điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm đối với những trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19 có nguy cơ lây nhiễm cao. Đồng thời, công tác thu dung, cách ly điều trị cũng đang ngành y tế gấp rút triển khai. 

Theo đó, đến sáng 27/7, ngành y tế đã có kết quả 761 mẫu xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Đây là những trường hợp (F1) tiếp xúc với bệnh nhân, trong đó chủ yếu là BN416, hiện đang được cách ly, theo dõi. 

Trong đó, có 285 trường hợp cách ly, theo dõi tại nhà; 276 trường hợp cách ly tập trung tại các khu cách ly, bệnh viện…

Cùng ngày, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.W, Đội trưởng Đội điều tra giám sát dịch do Bộ Y tế thành lập đêm 25/7 cho biết, Viện Vệ sinh dịch tễ T.W đã hỗ trợ Đà Nẵng tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế, nhân viên CDC Đà Nẵng những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết để tìm kiếm những người có nguy cơ lây nhiễm. Mục đích của hoạt động truy vết trong phòng, chống dịch chính là tìm kiếm người tiếp xúc gần với bệnh nhân, càng sớm càng tốt để cách ly kịp thời, triệt để, ngăn chặn dịch lây lan. 

Đã từng có nhiều kinh nghiệm trong những lần phát hiện, khoanh vùng, truy vết, dập dịch tại những vùng dịch bị cách ly như Sơn Lôi, Hạ Lôi, Bình Thuận, ông Dương cho biết, việc truy vết dựa trên các nguyên tắc, đó là chạy đua với thời gian, càng sớm càng tốt; các sự kiện, địa điểm hay còn gọi là mốc dịch tễ và từng người tiếp xúc gần cần được truy vết trong khoảng thời gian từ thời điểm 3 ngày trước khi bệnh nhân khởi phát đến khi bệnh nhân được cách ly y tế.

Công tác phòng chống dịch của người dân và các ngành chức năng luôn sẵn sàng mọi lúc mọi nơi
 Công tác phòng chống dịch của người dân và các ngành chức năng luôn sẵn sàng mọi lúc mọi nơi

Cùng với lực lượng được coi đặc nhiệm do Bộ Y tế cử vào hỗ trợ, Đà Nẵng đã huy động tối đa nguồn nhân lực và vật lực để đẩy mạnh xét nghiệm. Theo đó, khoảng 2.200 nhân viên y tế Bệnh viện Đà Nẵng sẽ được xét nghiệm kháng thể bằng kỹ thuật Elisa lần đầu được triển khai tại Việt Nam.

Đội công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ địa phương 10.000 bộ test để xét nghiệm kháng thể bằng phương pháp Elisa. Đây là phương pháp (kỹ thuật) xét nghiệm kháng thể mới chưa từng áp dụng ở Việt Nam, test thử do Việt Nam chủ động sản xuất. Việc này giúp Đà Nẵng trong việc truy vết, tìm kiếm nguồn lây nhiễm, phát hiện sớm người mắc để có biện pháp ứng phó kịp thời, ngăn chặn sự lây lan ra diện rộng.

Phương pháp này sau đó sẽ được áp dụng tại Bệnh viện C Đà Nẵng (hiện đang cách ly khoảng 1.000 người, trong đó có gần 1 nửa bệnh nhân, số còn lại gồm người nhà, cán bộ, nhân viên y tế), các khu du lịch có người nước ngoài lưu trú, nơi cư trú, sinh hoạt của BN416 và BN418. 

Bên cạnh đó, CDC Đà Nẵng cũng đẩy mạnh điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp PCR đối với các trường hợp tiếp xúc gần, nguy cơ cao đối với 2 bệnh nhân này. 

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.