Đà Nẵng đảm bảo cung ứng hàng hóa trong 7 ngày cách ly toàn TP

Tổng lượng hàng có thể cung ứng lớn hơn tổng dự kiến nhu cầu sử dụng của người dân TP Đà Nẵng trong 7 ngày cách ly toàn TP.
Tổng lượng hàng có thể cung ứng lớn hơn tổng dự kiến nhu cầu sử dụng của người dân TP Đà Nẵng trong 7 ngày cách ly toàn TP.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đối với hàng hóa hỗ trợ, TP Đà Nẵng sẽ hỗ trợ cho 30.000 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhu yếu phẩm thiết yếu sử dụng trong 7 ngày thực hiện cách ly toàn TP đến 23/8.

UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành phương án cung ứng lương thực, thực phẩm và một số mặt hàng thiết yếu trong 7 ngày tới nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn TP theo phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”.

Theo phương án cung ứng, phân phối thực phẩm thiết yếu trong thời gian cách ly toàn TP (từ 16/8 – 23/8) do UBND TP Đà Nẵng thông qua ngày 15/8, hàng hóa phục vụ tiêu dùng của người dân được chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hệ thống phân phối tại chỗ, hàng hóa tại chỗ), “3 sẵn sàng” (chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời và khắc phục khẩn trương).

Các nhóm mặt hàng sẽ cung ứng trong 7 ngày này gồm thực phẩm khô (lương thực, gia vị, thực phẩm chế biến sẵn ăn liền), thực phẩm tươi sống (thịt, cá), rau củ quả.

Dự kiến, tổng nhu cầu hàng thiết yếu và khả năng cung ứng hàng thiết yếu cho toàn thành phố trong 7 ngày lần lượt: gạo 2.702 tấn/4.500 tấn (nhu cầu 2.702 tấn, khả năng cung ứng 4.500 tấn); mỳ tôm 4,093 triệu gói/10 triệu gói; nước mắm 161 nghìn lít/180 nghìn lít; dầu ăn 2.702 lít/3.000 lít; trứng gà 2.450 nghìn quả/2.500 nghìn quả; thịt heo 539 tấn/650 tấn; thịt gà 539 tấn/600 tấn; thủy hải sản 390 tấn/800 tấn; rau củ quả các loại 1.473 tấn/1.500 tấn.

Nguồn cung hàng hóa từ các siêu thị lớn (10 đơn vị), cửa hàng tiện lợi (187 đơn vị), dự kiến cung ứng theo địa bàn.

Các đơn vị, doanh nghiệp, cửa hàng phân phối khác chủ yếu cung ứng 3 mặt hàng chính: thịt, cá, trứng; ưu tiên cung ứng cho các địa bàn ít siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các địa bàn khác theo yêu cầu.

Có 2 phương thức cung ứng hàng hóa đó là hàng hóa hỗ trợ và hàng hóa người dân đặt mua.

Đối với hàng hóa hỗ trợ, TP Đà Nẵng sẽ hỗ trợ cho 30.000 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhu yếu phẩm thiết yếu sử dụng trong 7 ngày.

Đối với hàng hóa người dân đặt mua, để cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân trong thời gian từ 16 – 23/8, TP Đà Nẵng sẽ thành lập các Ban điều hành tại mỗi khu dân cư, chung cư, tổ dân phố, thôn. Người dân khi muốn mua thực phẩm thiết yếu sẽ đăng ký đơn hàng thông qua các Ban điều hành.

Ban này sẽ tổng hợp đơn hàng, đưa về các phường, xã để các phường tổng hợp báo số lượng hàng hóa cho các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi tham gia cung ứng hàng hóa. Các đơn vị cung ứng hàng hóa sẽ soạn hàng, phân phối hàng hóa xuống lại địa bàn các phường, xã, sau đó các phường, xã theo đơn hàng của từ khu dân cư giao hàng lại cho Ban điều hành đưa hàng đến tận nhà cho người dân.

Việc đặt hàng cho các đơn vị cung ứng phải trước ngày giao hàng ít nhất 1 ngày để đơn vị cung ứng có thời gian chuẩn bị lên đơn hàng, soạn hàng và giao về phường, xã.

Chiều 15/8, UBND TP thông báo đến các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đơn vị phân phối lương thực, thực phẩm về việc vận chuyển, cung ứng hàng hóa thiết yếu cho nhân dân trong 7 ngày TP siết chặt biện pháp phòng dịch (từ 8 giờ ngày 16/8 đến 8 giờ ngày 23/8).

Theo đó, UBND TP đề nghị các đơn vị phân phối, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi cung ứng lương thực, thực phẩm và một số mặt hàng thiết yếu tăng cường dự trữ, bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân trên địa bàn TP trong 7 ngày.

Các đơn vị tham gia vào chuỗi cung ứng mặt hàng thiết yếu cho TP để phục vụ người dân phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Một là, cơ quan, đơn vị giảm tối đa số lượng người làm việc tại trụ sở, chỉ cử người ở lại làm công việc thật sự cần thiết và phải bảo đảm an toàn trong công tác phòng, chống dịch.

Hai là, đăng ký năng lực cung ứng, phương tiện và nhân viên tham gia vào việc cung ứng hàng hóa thiết yếu gửi về Sở Công thương để được cấp giấy nhận diện phương tiện, thẻ nhận diện và tham gia xét nghiệm SARS-CoV-2.

Ba là, chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ nhân viên, phương tiện tham gia hoạt động cung ứng; cam kết cung ứng hàng hóa kịp thời, đúng hạn, chất lượng với giá cả phù hợp.

Đọc thêm

Giá xăng có thể tăng mạnh vào ngày mai?

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (10/10), giá xăng trong nước được dự báo tăng mạnh sau phiên giảm trước đó. Cụ thể, giá xăng có thể tăng khoảng 900-1.200 đồng/lít còn dầu diesel có thể tăng khoảng 800-1.000 đồng/lít.

Ngày mai giá xăng sẽ giảm mạnh?

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong kỳ điều hành ngày mai (3/10), giá xăng trong nước được dự báo giảm sau 2 lần tăng liên tiếp trước đó, với mức giảm từ 850-950 đồng/lít.

Hai người con xứ Huế mang bánh canh 'chinh phục' thị trường Mỹ

Nguyên Hảo (áo đen) cùng với Phước Tuần (áo trắng) giới thiệu món bánh canh cá lóc Huế đóng gói với ông Nguyễn Văn Phương (Chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế)
(PLVN) - Phạm Lê Nguyên Hảo (37 tuổi) và Ngô Phước Tuần (35 tuổi) đã xây dựng thương hiệu Huế Thương, chuyên sản xuất các dòng sản phẩm đặc sản Huế đóng gói, cấp đông. Trong năm 2024, Huế Thương đã xuất khẩu khoảng 50.000 sản phẩm sang thị trường Mỹ, trong đó bánh canh cá lóc Huế là sản phẩm chủ lực.

Ngày mai, giá xăng trong nước ra sao?

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (19/9), giá xăng dầu trong nước được dự báo biến động trái chiều trong kỳ điều hành ngày mai. Cụ thể, giá xăng có thể tăng khoảng 150-300 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm khoảng 100-200 đồng/lít.

Bánh truyền thống hút khách, bánh "vỉa hè" ế ẩm dịp Tết Trung thu

Bánh trung thu có thương hiệu bày bán vỉa hè thì "ế ẩm", còn bánh trung thu cổ truyền thì vẫn có hàng dài người dân xếp hàng.
(PLVN) -  Mặc dù dịp Tết Trung thu là thời điểm sôi động của thị trường bánh trung thu, nhưng năm nay, xu hướng tiêu thụ có sự phân hóa rõ rệt. Trong khi bánh trung thu truyền thống vẫn thu hút lượng khách hàng ổn định, các loại bánh "vỉa hè" lại gặp nhiều khó khăn và ế ẩm.

Thực phẩm thiết yếu “cháy hàng” tại Tops Market

Thực phẩm thiết yếu “cháy hàng” tại Tops Market
(PLVN) -  Sau ảnh hưởng của cơn bão số 3, siêu thị Tops Market Hà Nội ghi nhận tình trạng gia tăng đột biến về lượng khách hàng đổ xô mua sắm, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thịt bò, thịt lợn, rau củ, mì tôm, ...