Đà Nẵng công bố lịch sử tiếp xúc trường hợp F1 của bệnh nhân 1347

Ca F1 của bệnh nhân 1347 tại Đà Nẵng có kết quả âm tính lần 1.
Ca F1 của bệnh nhân 1347 tại Đà Nẵng có kết quả âm tính lần 1.
(PLVN) - Chiều 1/12, bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Đà Nẵng, cho biết, Đà Nẵng đã lấy thông tin dịch tễ đối với trường hợp F1 của bệnh nhân 1347, người này đang cách ly theo quy định và cũng đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.

Cụ thể trường hợp F1 là nam hướng dẫn viên du lich tên T.T.T ( 36 tuổi, ngụ tại phường Tân Chính, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng).

Từ ngày 17 - 25/11 nam hướng dẫn viên này ở đường Hồ Bá Kiện, quận 10 TP. HCM. Tối ngày 23/11 đi hát karaoke với nhóm bạn không rõ địa chỉ, trong đó có bệnh nhân 1.347 được Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xác nhận, Bộ Y tế công bố ngày 30/11.

Ngày 26/11, lúc 6h10 phút về Đà Nẵng trên chuyến bay QH154 số ghế 5C. Ngày 27/11 từ 8h-10h đi đánh cầu lông tại 212 Kỳ Đồng, ĐN. Ngày 28/11, từ 19h-20h đi nhậu tại quán Bé Thảo đường Hồ Tương. Ngày 29/11, từ 8h-10h đi đánh cầu lông tại 212 Kỳ Đồng ĐN, chiều 16h đi Hội An. Sáng 30/11 uống cà phê tại 359 Hải Phòng rồi về nhà.

Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, 13h ngày 30/11, được thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trạm Y tế và Công an phường Tân Chính tiến hành điều tra và xác minh thông tin, tư vấn và hướng dẫn anh T. và người nhà thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.

Lập danh sách những người tiếp xúc gần với anh T (F2), gồm 4 trường hợp sống cùng nhà, 6 trường hợp không sống cùng nhà; hướng dẫn thực hiện cách ly tại nhà và thông báo cho chính quyền và công an địa phương thực hiện giám sát cách ly y tế tại nhà.

Lúc 14h ngày 30/11, anh T. được đưa đi cách ly tại TTYT Thanh Khê và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Kết quả xét nghiệm lúc 19 giờ ngày 30/11, âm tính với virus SARS-CoV-2.

Sở Y tế TP Đà Nẵng cũng cho biết, theo quy định của Bộ Y tế, các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp tiếp xúc gần (F2) sẽ thực hiện cách ly y tế tại nhà, do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 xã, phường ra quyết định. Khi trường hợp tiếp xúc gần (F1) có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, những trường hợp F2 được kết thúc cách ly y tế. Trường hợp tiếp xúc gần (F1) vẫn thực hiện cách ly y tế đủ 14 ngày tính từ ngày tiếp xúc với nguồn lây.

Như vậy, anh T. vẫn thực hiện cách ly y tế đủ 14 ngày tại TTYT Thanh Khê tính từ ngày tiếp xúc với bệnh nhân 1347 (ngày 23/11). Còn các trường hợp F2 tiếp xúc với anh T. đã hoàn thành cách ly y tế.

“Hiện anh T. vẫn tiếp tục theo dõi sức khỏe trong thời gian cách ly y tế, thực hiện xét nghiệm theo quy định. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Sở Y tế, CDC các địa phương thực hiện các biện pháp giám sát chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, trường hợp nhập cảnh và tiếp xúc gần với bệnh nhân theo quy định” ông Hồng thông tin thêm.

Đọc thêm

Cảnh báo bệnh cúm mùa gia tăng ở trẻ em

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Từ những triệu chứng điển hình ban đầu của cúm như sốt, viêm đường hô hấp trên, đau mỏi người… nhiều trẻ chuyển biến nhanh sang các biến chứng nặng: viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, tổn thương đa cơ quan. Bác sĩ cảnh báo bệnh cúm mùa đang gia tăng ở trẻ nhỏ.

32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột, có bệnh nhi tổn thương não, tim

TS. BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa và TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc thăm khám cho từng bệnh nhi. Ảnh: Nguyên Hà
(PLVN) - Ngày 24/1, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, chiều tối ngày 22/1, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Phú Bình, TP Tuyên Quang, do nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột. Qua mô tả hình dáng ống siro các bệnh nhi uống có đặc điểm giống hóa chất diệt chuột Trung Quốc phổ biến với hoạt chất là fluoroacetate.

Phú Thọ: Gian nan quản lý người tâm thần tại cộng đồng

Cán bộ y tế Bệnh viện tâm thần Phú Thọ đang điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện tại do phải đối mặt với nhiều áp lực như: công việc, học tập, kinh tế, tình cảm...nên nhiều người bị rối loạn tâm thần. Vì thế, công tác quản lý, chăm sóc và điều trị cho những người mắc bệnh tâm thần gặp nhiều khó khăn, trở ngại do thiếu nhân lực, kinh phí, sự hợp tác của gia đình và đặc biệt sự kỳ thị của cộng đồng.