Đã đến lúc phải quản lý tiền ảo

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Ngày 16/1, lãnh đạo Bộ Tư pháp đã nghe về báo cáo việc triển khai Quyết định số 1255/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. 


3 xu hướng quản lý với tiền ảo

Cập nhật một số vấn đề pháp lý liên quan đến tiền ảo của các nước trên thế giới, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế (DSKT) Nguyễn Thanh Tú cho biết, tiền ảo không phải là tiền pháp định (tiền chính thức, tiền thật). Tiền ảo cũng khác tiền điện tử (đang có sự nhầm lẫn giữa 2 loại tiền này). Thống kê đến ngày 15/1, toàn thế giới có khoảng 1438 đồng tiền ảo khác nhau với tổng số vốn hóa trên thị trường là 710 tỷ USD, nổi bật nhất là Bitcoin. Tiền ảo được phát hành dựa trên công nghệ blockchain (chuỗi khối) nên có thể thay đổi dữ liệu để gian lận, lừa đảo.

Về kinh nghiệm quản lý tiền ảo, theo ông Tú, tháng 4/2017, Nhật Bản ban hành luật quy định về tiền ảo, coi đây là phương tiện thanh toán, quản lý giao dịch tiền ảo thông qua sàn giao dịch, phát hành tiền ảo ban đầu ra công chúng (IPO) có kiểm soát và đăng ký… Còn nhiều nước thì cấm như Trung Quốc (cấm giao dịch tiền ảo, cấm IPO, dự kiến sắp cấm “đào” Bitcoin), Algieria có luật cấm mua bán, sử dụng tiền ảo. Một số nước đang trong quá trình xem xét như Hoa Kỳ chưa có luật cụ thể nhưng có nghiên cứu về công nghệ blockchain, tập trung quản lý trung gian, một số giao dịch có hạn mức cao, yêu cầu về IPO… Tại Liên minh châu Âu, phán quyết của Tòa Tư pháp châu Âu coi tiền ảo như là phương tiện thanh toán…

Nhận xét ban đầu về xu hướng đối với tiền ảo của thế giới, ông Tú cho rằng có 3 xu hướng gồm: một là “cấm”; Hai là coi như một dạng hàng hóa và đánh thuế giá trị gia tăng; Ba là coi tương tự như phương tiện thanh toán, thậm chí có đề xuất coi đây là 1 dạng tiền thực sự (nhưng chưa có nước nào công nhận).

Về thể chế, đề xuất xây dựng luật thì chưa đủ điều kiện nên chỉ có thể xây dựng văn bản dưới luật, có 2 hướng là đề xuất xây dựng nghị định về tiền ảo theo khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 hoặc đưa vào phụ lục 4 Luật Đầu tư về kinh doanh có điều kiện.

Qua báo cáo bước đầu, nếu để thực hiện Công văn 241, Vụ Pháp luật DSKT đề xuất chỉ điểm lại một số hoạt động triển khai Quyết định 1255 và cập nhật thêm một số vấn đề pháp lý mới sinh gần đây để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Còn để bức tranh đầy đủ, đề xuất hướng đi thích hợp thì Vụ đề nghị cho phép thực hiện theo lộ trình của Quyết định 1255 do đây là vấn đề mới, phức tạp không chỉ của Việt Nam mà cả trên thế giới. 

Có bị coi là hành vi “rửa tiền” không?

Chủ nhiệm một đề tài khoa học nghiên cứu về tiền ảo đồng tình với ông Tú rằng, các nước đều không coi tiền ảo là tiền pháp định. Nhiều nước coi là tài sản, như Trung Quốc chỉ cấm IPO do lo ngại tình trạng “bong bóng”. EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ coi là phương tiện thanh toán không phải là tiền mặt. Ở Việt Nam, qua vụ việc tại FPT thì Ngân hàng Nhà nước cho đây là phương tiện thanh toán không hợp pháp, có thể bị xử phạt hành chính đến 200 triệu đồng.

 Công nhận là tài sản hay là phương tiện thanh toán thì ông này cho rằng, có thể công nhận là cả hai cũng không mâu thuẫn vì nó không phải là tiền pháp định. Tuy nhiên, nếu không thừa nhận sẽ hạn chế thu hút việc giao dịch vì trong bối cảnh một số nước châu Phi cấm chuyển tiền mặt ra nước ngoài thì tiền ảo sẽ là phương tiện thanh toán tốt. Hơn nữa, việc thanh toán bằng tiền ảo lại nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Các nước khá chú ý khía cạnh pháp lý của tiền ảo. Đã có nước như Trung Quốc thu thuế từ 1 – 3%, nhưng đa số đều cho rằng khó quản lý tiền ảo bởi nhiều nguyên nhân hoặc cho là chưa phù hợp để thu thuế. Vấn đề đặt ra là không coi tiền ảo là tiền mà lại đổi sang tiền thì có bị coi là “rửa tiền” hay không. Đây sẽ là một thách thức trong nghiên cứu hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

Một chuyên viên Vụ Pháp luật DSKT bổ sung, nếu không quản lý sớm thì chỉ có Nhà nước chịu thiệt, do thất thu thuế với các giao dịch hoặc phát sinh tình trạng tẩu tán tài sản. Tuy nhiên, các nước đều bỏ ngỏ việc quản lý giao dịch giữa các cá nhân (cá nhân tham gia với nhau sẽ không được bảo vệ), còn nếu giao dịch qua sàn thì “chơi” theo quy định pháp luật và được Nhà nước bảo vệ, đồng thời Nhà nước cũng quản lý được.

Nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng phân tích, phương án cấm thì tác động như thế nào? Phương án công nhận thì sẽ quản lý ra sao? Ngoài ra, không công nhận cũng không cấm thì sao, như đối với hôn nhân đồng giới (nghĩa là ngoài vòng pháp luật)? Từ đó, ông Tụng cho rằng, đưa ra các phương án khác nhau và đánh giá tác động để nghiên cứu cho kỹ.

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đề nghị làm sâu sắc hơn việc công nhận hay không công nhận. Tuy nhiên, trước mắt tăng cường quản lý tiền điện tử mà Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ hoàn thiện thể chế. Đồng thời cũng phải làm rõ thế nào là phương tiện thanh toán, thậm chí không được lẫn lộn với “hàng đổi hàng”. Trong giai đoạn hiện nay, theo quan điểm của Thứ trưởng Hiếu là chưa công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán khi chưa chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt.

Bộ trưởng Lê Thành Long chia sẻ, đây là vấn đề khó trong khi thực tiễn các nước rất khác nhau, đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, bảo đảm lộ trình tại Quyết định 1255. Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh, đã tới lúc phải điều chỉnh tiền ảo, không thể “lờ” được nữa. Nhưng quan trọng phải xác định được tiền ảo là gì để có đề xuất quản lý phù hợp.

Đọc thêm

Tăng phí thi sát hạch lái xe từ ngày 1/8

Tăng phí thi sát hạch lái xe từ ngày 1/8
(PLVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 37/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng.

Cắt giảm hàng loạt thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 641/QĐ-TTg phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công an. Trong đó có phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến phòng cháy, chữa cháy (PCCC), kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

Công dân phản ánh “bị chậm giải quyết một vụ án dân sự”: Trả lời chính thức của TAND Bình Thuận

Công dân phản ánh “bị chậm giải quyết một vụ án dân sự”: Trả lời chính thức của TAND Bình Thuận
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Công văn 139/TABT-HCTP của TAND tỉnh Bình Thuận thông báo kết quả giải quyết đơn khiếu nại của bà Nguyễn Ngọc Thanh Mai (ngụ 158/23 Huỳnh Mẫn Đạt, phường 3, quận 5, TP HCM) do Báo PLVN chuyển đến với nội dung: Khiếu nại việc TAND tỉnh Bình Thuận chậm giải quyết vụ án và không xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự.

Đề xuất giảm 50% một loạt các khoản thu phí, lệ phí

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Theo đó, dự thảo đề xuất giảm 50% mức thu nhiều khoản phí, lệ phí, kể từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.

Vụ công dân khiếu nại về việc thu hồi đất tại Quảng Ninh: Trả lời của UBND TP Hạ Long

Phối cảnh dự án khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh.
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Công văn 3182/UBND- TTr của UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) về việc giải quyết khiếu nại của một số công dân tại phường Đại Yên, do Báo PLVN chuyển đến với nội dung: Phản ánh việc các hộ dân khiếu nại về việc thu hồi đất để thực hiện dự án khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh.

Dự án nạo vét khu neo đậu tránh trú bão khu vực Hòn La: Sở GTVT Quảng Bình thông tin một số vấn đề liên quan

Dự án nạo vét khu neo đậu tránh trú bão khu vực Hòn La: Sở GTVT Quảng Bình thông tin một số vấn đề liên quan
(PLVN) -  Dự án nạo vét luồng hàng hải vào cảng Hòn La, khu neo đậu tránh trú bão, khu neo đậu chuyển tải, vùng đón trả hoa tiêu và vùng kiểm dịch tại khu vực luồng Hòn La theo hình thức xã hội hóa kết hợp tận thu sản phẩm xuất khẩu bù chi phí nạo vét, không sử dụng ngân sách nhà nước.

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2023

Sửa quy định giá bán lẻ điện sinh hoạt với sinh viên, người lao động thuê nhà.
(PLVN) - Sửa quy định giá bán lẻ điện sinh hoạt với sinh viên, người lao động thuê nhà; 100% kết quả thủ tục hành chính một cửa được cấp bản điện tử; không được dùng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo bán hàng đa cấp… là những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 6/2023.

UBND tỉnh Kiên Giang trả lời Báo Pháp luật Việt Nam về đơn thư của ông Đỗ Văn Thơ

Công văn của UBND tỉnh Kiên Giang gửi Báo PLVN.
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Công văn 880/UBND-TCD của UBND tỉnh Kiên Giang về việc kiểm tra nội dung đơn thư của ông Đỗ Văn Thơ (ngụ số 59, Thủ Khoa Huân, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM) do Báo PLVN chuyển đến với nội dung: Ông Thơ phản ánh việc UBND Phú Quốc có sai phạm trong việc thu hồi đất và thu hồi trái luật giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN).