Đã đến lúc bỏ suy nghĩ “thị trường Trung Quốc là chợ biên giới”

Xe chở nông sản Việt Nam xếp hàng chờ thông quan tại một cửa khẩu giáp Trung Quốc.
Xe chở nông sản Việt Nam xếp hàng chờ thông quan tại một cửa khẩu giáp Trung Quốc.
(PLVN) - Tính đến hết tháng 7/2019, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm - thủy sản (NLTS) của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 4,64 tỷ USD, giảm 7,9% so cùng kỳ năm 2018. Liên tiếp những thay đổi trong chính sách kiểm soát nhập khẩu trong thời gian qua đã khiến nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam gặp khó ở thị trường Trung Quốc, vốn từ trước đến nay vẫn được đánh giá là dễ tính.

Cần bỏ tâm lý coi Trung Quốc là thị trường dễ tính

Mới đây, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát triển xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá, những thay đổi từ phía Trung Quốc cho thấy, đã đến lúc các DN không thể chậm trễ mà phải thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh ngay từ hôm nay, vì bất kỳ thị trường nào cũng có những hàng rào kỹ thuật dựng lên  liên quan đến an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Theo bà Lê Hoàng Oanh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương), đã đến lúc phải thay đổi suy nghĩ coi thị trường Trung Quốc là chợ biên giới, chỉ cần mang hàng lên biên giới bán những gì mình có rồi tìm người mua mà không quan tâm thị hiếu, nhu cầu người mua.

“Cần thay đổi tư duy, giảm dần tiến tới xóa bỏ thương mại tiểu ngạch, tập trung xuất khẩu chính ngạch để giảm thiểu rủi ro pháp lý cũng như từng bước xây dựng thương hiệu; sản xuất phải theo quy hoạch, căn cứ, nhu cầu dung lượng của thị trường, mùa vụ”, bà Oanh nhấn mạnh.

Theo ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, chưa bao giờ hoạt động xuất khẩu NLTS của Việt Nam sang Trung Quốc lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay do phía Trung Quốc thực hiện hàng loạt biện pháp kiểm soát hàng hóa như kiểm nghiệm, kiểm dịch, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm...; phải có mã số doanh nghiệp; yêu cầu cách bảo quản, đóng gói hàng hóa và tăng cường quản lý kiểm tra, giám sát chặt chẽ đường biên giới nhằm ngăn chặn hàng hóa không đảm bảo các yêu cầu trên. 

“Đã có thời điểm hàng hoá NLTS của ta bị ứ đọng cục bộ không xuất khẩu sang phía bạn do hàng hoá chưa đáp ứng được các yêu cầu nhập khẩu”, ông Khắng nêu thực tế.

Cũng theo ông Khắng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều DN vẫn có tâm lý coi thị trường Trung Quốc là thị trường dễ tính, hàng hoá từ nội địa ra cửa khẩu biên giới là có thể xuất khẩu ngay được.

“Mặc dù Quảng Ninh đã có thông báo về việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và nguồn gốc hàng hóa nông sản nhưng các DN, hộ dân còn chủ quan, chưa thực hiện; chưa kịp thời cập nhật thông tin, chưa kịp đáp ứng với yêu cầu nhưng vẫn đưa hàng ra cửa khẩu, dẫn tới thiếu thủ tục, không có bao gói, nhãn mác nên không thông quan được.

Bên cạnh đó, chưa áp dụng quy trình nuôi trồng để đảm bảo các điều kiện chất lượng nên khi thông quan, phía Hải quan Trung Quốc kiểm dịch lại và trả lại hàng dẫn đến thiệt hại và nguy cơ DN được cấp mã có lô hàng thông quan đó sẽ bị đưa vào “danh sách đen”. Thậm chí, còn có hiện tượng giả mạo nơi cấp chứng thư với một số hàng hóa nhập khẩu”, ông Khắng nói.

Nâng dần xuất khẩu chính ngạch 

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, năm 2019 vải thiều Bắc Giang tiếp tục có một mùa vụ thành công, sản lượng toàn tỉnh đạt 147.000 tấn, tiêu thụ thuận lợi cả thị trường trong và ngoài nước. Để đạt được kết quả này, tỉnh đã chủ động triển khai xúc tiến thương mại với nhiều hình thức ở các thị trường trọng điểm, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Hiện nay, vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ tại 6 quốc gia (Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore) và đang xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp tại một số nước khác. Như vậy nếu tiến một bước chuyên nghiệp hóa sản xuất và thương mại có thể thu về giá trị cao ngay tại thị trường láng giềng.

TS. Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), nhìn nhận: “Nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường Trung Quốc, nông sản Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu”.

Theo ông Bùi Văn Khắng, cả nông dân, DN và cơ quan quản lý cần phải chuyển đổi để bắt kịp thị trường, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và có giải pháp quy hoạch vùng nuôi trồng, đầu tư công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản. 

Đồng quan điểm này, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, cần quy hoạch và định hướng lại sản xuất để tạo ra chuỗi giá trị thông suốt, ngành chức năng và các địa phương cần hướng dẫn đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn mới của thị trường Trung Quốc; đồng thời đẩy mạnh đàm phán, mở rộng thị trường, định hướng đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

“Phải nhìn nhận, những thay đổi của thị trường Trung Quốc là xu thế tất yếu để hướng đến sự kiểm soát đồng bộ về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc. Dù sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng tôi tin đây sẽ là cơ hội để các DN chuyển mình, tự đổi mới để thích ứng với những đòi hỏi mới của thị trường”, ông Hải nói.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Trước hết, phải khẳng định, Trung Quốc là một thị trường cực kỳ tiềm năng cho nông sản Việt Nam, là một thị trường khổng lồ nếu chúng ta biết đáp ứng các yêu cầu mới của phía bạn. Việt Nam có lợi thế trong sản xuất nông sản, cũng không có những nhóm nông sản xung đột với Trung Quốc, đây chính là lý do khiến kim ngạch xuất nhập khẩu của hai bên trong năm 2018 đạt con số 9 tỷ USD”.

Ông Cường cho rằng, những thay đổi từ phía thị trường này cho thấy đã đến lúc phải thay đổi tư duy, đừng giữ mãi thói quen xuất khẩu tiểu ngạch. “Nhìn từ bài học xuất khẩu vải của Bắc Giang, nhãn của Sơn La hay Hưng Yên, nếu làm chuẩn, đồng bộ, đáp ứng tốt yêu cầu của họ, sẽ thắng, thắng lớn”, ông Cường nhấn mạnh. 

Tin cùng chuyên mục

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

Đọc thêm

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.

Sẽ thí điểm cách tính tiền điện mới?

Chi phí về cung ứng điện cho các khu công nghiệp thường cao hơn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -  Theo cách tính tiền mới được gọi là giá điện 2 thành phần thì ngoài phần phải chi trả cho giá điện sử dụng hàng tháng, khách hàng phải trả thêm giá công suất - tương tự như tiền thuê bao mà các mạng viễn thông vẫn đang áp dụng. Giá điện 2 thành phần được tính ra sao?

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao

14 làng đạt danh hiệu "Làng nghề Hà Nội" và "Làng nghề truyền thống Hà Nội".
(PLVN) - Ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023. Theo đó, Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023.