Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội

Gia đình anh Nguyễn Thiện Kế (ấp Phạm Kiến, xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) vay vốn chương trình hộ cận nghèo đầu tư cải tạo ao nuôi cá kèo giống, tôm cho hiệu quả kinh tế cao, gia đình có cơ hội thoát nghèo bền vững. (Ảnh: Trần Việt).
Gia đình anh Nguyễn Thiện Kế (ấp Phạm Kiến, xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) vay vốn chương trình hộ cận nghèo đầu tư cải tạo ao nuôi cá kèo giống, tôm cho hiệu quả kinh tế cao, gia đình có cơ hội thoát nghèo bền vững. (Ảnh: Trần Việt).
(PLVN) - Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) giai đoạn 2011-2020, NHCSXH đã xác định mục tiêu “Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết, là giải pháp cơ bản, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH, đồng thời, hỗ trợ hiệu quả hơn cho người nghèo, người có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách khác.

Ứng dụng công nghệ để đa dạng dịch vụ

Chính vì thế, cùng với việc tập trung triển khai có hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ hiện có, NHCSXH đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù các đối tượng phục vụ.

Trong thời gian qua, NHCSXH đã đầu tư, triển khai phần mềm lõi Core Banking, xây dựng hạ tầng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thanh toán, đáp ứng kịp thời các hoạt động thanh toán nội bộ và đảm bảo thanh toán ngoài hệ thống. Việc ứng dụng công nghệ, nâng cấp quy trình giao dịch trên hệ thống Intellect đã góp phần cung ứng đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi tại Điểm giao dịch xã và Trung tâm, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ cho khách hàng; đồng thời, mở rộng cung ứng các dịch vụ ngân quỹ, điều chuyển tiền mặt, thu hộ - chi hộ cho các tổ chức, cá nhân (cung ứng dịch vụ ngân quỹ, điều chuyển tiền mặt cho tổ chức tín dụng khác, cung ứng dịch vụ chi hộ cho Quỹ bảo vệ, phát triển rừng, cung ứng dịch vụ chuyển tiền kiều hối Western Union….). Qua đó, đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ, góp phần từng bước đa dạng hóa nguồn thu dịch vụ của ngân hàng.

NHCSXH đã cung cấp dịch vụ tin nhắn qua điện thoại, hình thành kênh thông tin cho khách hàng đối chiếu số dư tiền gửi, tiền vay tại NHCSXH thay vì đối chiếu thủ công như trước đây. Việc triển khai hoạt động này cũng bước đầu góp phần giúp hộ nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa dần tiếp cận với công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính hiện đại, cụ thể hóa việc thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện đối với khu vực nông thôn.

NHCSXH đã ký hợp đồng hợp tác với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) về việc phát hành thẻ để thực hiện giải ngân cho vay Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên. Giai đoạn 2011-2020, đã có 1,5 triệu học sinh sinh viên được phát hành thẻ đồng thương hiệu Vietinbank-VBSP và Agribank-VBSP. 

Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.
Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.

Thêm nhiều sản phẩm từ nhu cầu cuộc sống

Đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, trong giai đoạn 2011- 2020, NHCSXH tiếp tục tham mưu duy trì và phát triển các sản phẩm huy động truyền thống đã có, đồng thời nghiên cứu để đa dạng hóa một số sản phẩm dịch vụ huy động mới. Cụ thể như: Tiết kiệm tại Điểm giao dịch xã; tiết kiệm gửi góp linh hoạt; tiền gửi ký quỹ đối với lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc.....

Thông qua các sản phẩm huy động đã được NHCSXH triển khai, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, cá nhân của NHCSXH đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từ số dư huy động chỉ đạt 1.003 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2010 đến 30/11/2020 là trên 34.452 tỷ đồng (tăng 33.449 tỷ đồng tương đương 3.335%). 

Còn đối với sản phẩm tiền vay, từ 03 chương trình tín dụng nhận bàn giao (chương trình hộ nghèo, học sinh sinh viên và giải quyết việc làm), đến nay NHCSXH đã và đang triển khai thực hiện hơn 20 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình, dự án do các địa phương, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủy thác cho NHCSXH thực hiện.

Giai đoạn 2011-2020, Nhà nước đã ban hành thêm nhiều chương trình tín dụng chính sách mới, trong đó nổi bật là các chương trình: Cho vay hộ cận nghèo; cho vay hộ mới thoát nghèo, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách trong lĩnh vực giảm nghèo, bao phủ các nhóm đối tượng thụ hưởng (từ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đến hộ mới thoát nghèo); trong đó chính sách tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo được coi là chính sách tiên phong hỗ trợ nhóm đối tượng đã thoát nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững. Bên cạnh các chương trình hỗ trợ người dân tạo sinh kế, tạo việc làm, trong giai đoạn vừa qua, đã đa dạng thêm 1 số chương trình tín dụng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, điển hình là chương trình cho vay nhà ở xã hội.

Để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NHCSXH trong giai đoạn mới, NHCSXH sẽ tiến hành rà soát sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động phát triển các sản phẩm dịch vụ của NHCSXH trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định của pháp luật. Đồng thời, nâng cấp hệ thống, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển các sản phẩm mới, xác định nhu cầu của khách hàng từ đó xây dựng nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng cốt lõi và xây dựng các sản phẩm dịch vụ gia tăng đa dạng…

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…