Đa dạng hoá các hình thức truyền thông dự thảo chính sách

Đa dạng hoá các hình thức truyền thông dự thảo chính sách
(PLVN) -Ngày 24/6, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Triển khai Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027”.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương và đồng chí Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương đồng chủ trì. Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Tuấn Hùng, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Đào Ngọc Chuyền, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng của các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan; đại diện Sở Tư pháp một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Phát huy vai trò chủ động của các cơ quan

Báo cáo tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc cho biết, Đề án xác định mục tiêu tổng quát là nhằm tổ chức truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội, nhất là những vấn đề khó, nhạy cảm, có ý kiến khác nhau trong quá trình đề xuất chính sách và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) thông qua các kênh thông tin, báo chí rộng rãi, tương tác đa chiều giữa người dân, tổ chức, doanh nghiệp với cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; tạo đồng thuận xã hội đối với những chính sách, quy định pháp luật cần phải được ban hành hoặc điều chỉnh để đáp ứng đầy đủ, kịp thời và thực chất theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.

Đề án đã xác định một số nội dung, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản, như: xác định phạm vi các dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội cần được truyền thông; phát huy vai trò chủ động của cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo VBQPPL trong tổ chức truyền thông dự thảo chính sách; tăng cường công tác chỉ đạo, theo dõi của Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương, cấp tỉnh trong truyền thông dự thảo chính sách. Xây dựng tài liệu, nội dung truyền thông dự thảo chính sách bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động; đa dạng hóa các hình thức truyền thông dự thảo chính sách; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các chuyên gia, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan.

Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc báo cáo dẫn đề tại Hội nghị.

Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc báo cáo dẫn đề tại Hội nghị.

Qua đó, thống nhất nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của công tác truyền thông dự thảo chính sách pháp luật; phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL trong tham gia lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông dự thảo chính sách pháp luật; sự vào cuộc tích cực, kết nối chặt chẽ với các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản, các cơ quan thực hiện chức năng giám sát, phản biện để bảo đảm thông tin đa chiều, khách quan, chính thức, chính xác và đầy đủ.

Ông Đào Ngọc Chuyền, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết, với số lượng luật sư thành viên gần 17.000 người, đội ngũ luật sư Việt Nam đã luôn tích cực trong công tác truyền thông dự thảo chính sách có tác động đến xã hội. Vì vậy, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục truyền thông trên các phương tiện thông tin, truyền thông của Liên đoàn và các Đoàn luật sư là Tạp chí Luật sư Việt Nam, Trang Web của Liên đoàn, các Trang Web của các Đoàn luật sư. Bên cạnh đó, xây dựng, đăng tải tài liệu truyền thông phù hợp với từng đối tượng, địa bàn để cung cấp thông tin dự thảo chính sách cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Ông Đào Ngọc Chuyền, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết thời gian tới, sẽ tiếp tục truyền thông trên các phương tiện thông tin, truyền thông của Liên đoàn và các Đoàn luật sư.

Ông Đào Ngọc Chuyền, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết thời gian tới, sẽ tiếp tục truyền thông trên các phương tiện thông tin, truyền thông của Liên đoàn và các Đoàn luật sư.

Đồng thời, tổ chức các hội nghị, tọa đàm, diễn đàn, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp, trực tuyến, họp báo để trao đổi, thông tin về dự thảo chính sách tới các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp; chú trọng phát huy đội ngũ luật sư, các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ làm công tác thực tiễn và đại diện các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến chính sách này tham gia đóng góp ý kiến…

Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành

Ngoài ra, tại Hội nghị, các đại biểu đã được giới thiệu nội dung cơ bản, nhiệm vụ, giải pháp triển khai công tác truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đại biểu của các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương trình bày tham luận, thảo luận; nắm bắt những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện Quyết định số 407/QĐ-Tg; đồng thời định hướng các nội dung công việc, xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thông tin, báo chí trong triển khai thực hiện Đề án.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương phát biểu tại Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực ghi nhận ý kiến phát biểu của các đại biểu và nhấn mạnh công tác truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể. Qua đó, Phó Chủ tịch đề nghị các cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL cung cấp thông tin về nội dung của dự thảo chính sách một cách chính xác, kịp thời và chính thức cho các cơ quan ; chú trọng xây dựng các chuyên mục, chiến dịch truyền thông, đưa tin vào khung giờ thu hút khán, thính giả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, các sản phẩm truyền thông sinh động, phong phú để truyền thông về dự thảo chính sách, pháp luật.

Đồng chí Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương phát biểu kết luận Hội nghị.

Đồng chí Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương phát biểu kết luận Hội nghị.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý thông tin, báo chí lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng cơ quan thông tin, báo chí thực hiện truyền thông dự thảo chính sách với nhiều cách thức hiệu quả; tổ chức tập huấn về kiến thức, kỹ năng, truyền thông chính sách pháp luật cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên; Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác truyền thông dự thảo chính sách; Tranh thủ sự chỉ đạo, theo dõi của Hội đồng phối hợp PBGDPL về truyền thông dự thảo chính sách; Khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sách…

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đọc thêm

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.

Vụ án Alibaba: Gần 4600 bị hại và thách thức đối với cơ quan Thi hành án dân sự

Lãnh đạo Tổng cục THADS khảo sát thực tế tại các điểm phải thi hành án
(PLVN) - Sau gần 2 năm bản án phúc thẩm vụ án Alibaba và 4.548 bị hại có hiệu lực, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đang đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải . V ụ án được xem là có số lượng bị hại lớn nhất từ trước tới nay , trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước , tài sản thi hành án nhiều và phức tạp, đối tượng thuộc diện thi hành án quá nhiều, việc tiếp nhận hồ sơ uỷ thác thi hành án quá lớn … trong khi lượng chấp hành viên quá thiếu khiến việc thi hành án phần dân sự hết sức khó khăn .

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.