Đa dạng hình thức hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại huyện Lạng Giang

Chị Phạm Thị Hoa, hộ nghèo ở thôn Đông, xã An Hà, huyện Lạng Giang, được hỗ trợ bò giống sinh sản.
Chị Phạm Thị Hoa, hộ nghèo ở thôn Đông, xã An Hà, huyện Lạng Giang, được hỗ trợ bò giống sinh sản.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để đạt mục tiêu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,9% (hiện nay tỷ lệ bình quân là 0,5-1%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều) Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) có nhiều cách làm. Cấp cơ sở, các xã, thị trấn rà soát để tìm ra nguyên nhân của hộ nghèo, từ đó hỗ trợ thiết thực, bảo đảm giảm nghèo bền vững...

Trên địa bàn huyện Lạng Giang, mỗi hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn đều có nguyên nhân, lý do riêng dẫn đến nghèo. Nhiều gia đình vì trong nhà có thành viên sức khỏe kém thường xuyên phải đi viện hoặc có thành viên không có việc làm, số khác vì rủi ro, bệnh tật hoặc thiếu vốn sản xuất… Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và xác định hướng hỗ trợ đúng nhu cầu, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của người nghèo là yếu tố quyết định để giúp họ thoát nghèo.

Gia đình anh Hà Văn Diện (SN 1990) ở thôn Chung (Tân Thanh) trước đây là hộ nghèo vì nuôi hai con nhỏ, vợ chồng không có việc làm ổn định, thiếu tư liệu sản xuất. Thấy được nhu cầu vay vốn của gia đình anh, thôn và xã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện để anh được vay 50 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Từ số vốn này, anh đầu tư cải tạo vườn cây ăn quả, nuôi lợn sinh sản tìm cách thoát nghèo.

Anh Diện chia sẻ: “Nhờ có nguồn vốn vay, tôi có điều kiện để sản xuất ngay tại gia đình. Cùng đó, tôi tranh thủ thời gian nhàn rỗi làm thêm nghề thợ xây, vợ đi làm công nhân. Sau hơn 5 năm, gia đình tôi đã ra khỏi danh sách hộ nghèo, kinh tế ổn định, các con được học hành đầy đủ, tôi dự tính xây lại ngôi nhà để có chỗ ở kiên cố, khang trang”.

Qua rà soát, địa bàn xã Tân Thanh hiện còn 71 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 2,54%) và 75 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 2,68%). Trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương, xã lựa chọn và tập trung thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Xã chú trọng việc công khai, minh bạch, đồng bộ các chính sách, chế độ cho hộ nghèo, cận nghèo. Đẩy mạnh tuyên truyền về chương trình giảm nghèo để người nghèo nắm và hiểu được, có thêm động lực thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, UBND xã đã tiếp nhận và giúp 6 hộ nghèo về con giống chăn nuôi. Hiện dư nợ tín dụng cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã là hơn 10 tỷ đồng.

Cũng với cách làm hỗ trợ đúng những gì người nghèo cần, xã An Hà tìm hiểu và nhận thấy mô hình chăn nuôi bò sinh sản là cách giảm nghèo sát với điều kiện thực tế của các hộ. Gia đình ông Đồng Phú Mão (SN 1951) ở thôn Mia là hộ nghèo, có hoàn cảnh hết sức khó khăn, vợ ông mất do bệnh, ông lớn tuổi nhưng vẫn chăm nuôi cô con gái nhận thức không được bình thường, chỉ quanh quẩn ở nhà. Xã đề nghị huyện để hỗ trợ gia đình một con bò sinh sản giúp ông và con gái đều có thể chăn thả ở đồng bãi, vườn nhà. Sau hơn một năm, bò sinh trưởng tốt, thấy được lợi ích từ chăn nuôi, ông dùng tiền tiết kiệm, tích cóp và vay mượn từ người thân để mua thêm vài con nữa, tạo thành đàn bò của gia đình, hứa hẹn sẽ giúp cuộc sống của hai cha con bớt khó khăn.

Đa dạng trong thực hiện giảm nghèo bền vững mà số hộ nghèo của huyện đã giảm đáng kể, nếu như năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo là 3,29% thì năm 2023 còn 2,24% và dự kiến năm 2024 giảm chỉ còn 1,36%. Nhìn chung, các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả, đúng yêu cầu.

Năm nay, huyện Lạng Giang được phân bổ hơn 4,8 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững; tính đến cuối tháng 9, toàn huyện giải ngân được gần 3,8 tỷ đồng, đạt hơn 78% kế hoạch vốn giao. Số kinh phí này được sử dụng để cụ thể hóa các dự án, mang lại nguồn hỗ trợ lớn cho các hộ nghèo, cận nghèo.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, đến nay, trên địa bàn huyện có 25 mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo bền vững gồm chăn nuôi bò sinh sản, gà, trồng hoa, lúa giống mới... Huyện hỗ trợ cho các hộ nghèo 153 con bò giống sinh sản; 6,4 nghìn con gà giống và các loại giống hoa, lúa, vật tư nông nghiệp khác. Tổng số hộ tham gia vào các mô hình, dự án phát triển sản xuất hơn 600 gia đình, trong đó có hơn 300 hộ nghèo, hơn 220 hộ cận nghèo và hàng chục hộ mới thoát nghèo.

Sau quá trình tham gia các dự án giảm nghèo, thấy được hiệu quả kinh tế, các hộ nghèo, cận nghèo đánh giá cao, nhiệt tình hưởng ứng, thay đổi tâm thế vươn lên thoát nghèo. Các hộ khi được khảo sát đều cho rằng mô hình chăn nuôi phù hợp với khí hậu cũng như phong tục sản xuất, canh tác nông nghiệp tại địa phương. Chính những mô hình này đã giúp một bộ phận hộ nghèo thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lạng Giang Nguyễn Văn Long cho biết, từ kết quả trên, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên cũng như người dân, đặc biệt là các đối tượng thụ hưởng chương trình giảm nghèo. Phấn đấu 100% hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có đủ điều kiện và có nhu cầu đều được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước về vốn, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; cùng đó nhân rộng mô hình giảm nghèo để tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế để đạt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 0,9%.

Đến nay, trên địa bàn huyện có 25 mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo bền vững gồm chăn nuôi bò sinh sản, gà, trồng hoa, lúa giống mới..., với tổng số hơn 600 gia đình tham gia. Huyện hỗ trợ cho các hộ nghèo 153 con bò giống sinh sản; 6.400 con gà giống và các loại giống hoa, lúa, vật tư nông nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ninh: phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp

Ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Ngày 2/1, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TU, ngày 02/12/2024 của Tỉnh ủy.

Đông Triều (Quảng Ninh): Điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư

Các đại biểu tham gia Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 01/01, TP Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị “Xúc tiến đầu tư thành phố Đông Triều năm 2025” nhằm thúc đẩy hiện thực hóa các định hướng phát triển bền vững gắn với việc triển khai Quy hoạch chung thành phố Đông Triều đến năm 2040 và Chương trình phát triển đô thị đến năm 2030. Hội nghị đã thu hút gần 200 doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hải Phòng: Tinh gọn đơn vị hành chính cấp huyện, xã - tạo động lực tăng trưởng mới

Đồ án Trung tâm Chính trị – Hành chính và Trung tâm Hội nghị – Biểu diễn TP Hải Phòng.
(PLVN) - Từ ngày 1/1/2025, TP Hải Phòng chính thức có thành phố mới Thủy Nguyên, thành lập quận An Dương và mở rộng quận Hồng Bàng. Hải Phòng là một trong 6 địa phương của cả nước được Thủ tướng Chính phủ biểu dương về thực hiện tốt việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Sa Pa chào năm mới!

Sa Pa chào năm mới!
(PLVN) - Hòa chung không khí chào đón năm mới 2025, tối 31/12/2024, UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai) phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt và Countdown chào năm mới.

Công bố biểu tượng thành phố Cảng

Công bố biểu tượng thành phố Hải Phòng.
(PLVN) - Tối ngày 31/12, tại Quảng trường Nhà hát thành phố Hải Phòng, Chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Hải Phòng Chào năm mới 2025 - Lễ trao giải, công bố biểu tượng thành phố Hải Phòng” đã diễn ra trong không khí rộn ràng, tưng bừng Chào đón năm mới 2025.