Đã có 5 người hiến huyết tương điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 nặng

Các bác sĩ kiểm tra xét nghiệm khẳng định Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Nga
Các bác sĩ kiểm tra xét nghiệm khẳng định Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Từ ngày 3/8/2020, nghiên cứu điều trị bệnh nhân Covid-19 bằng huyết tương của người khỏi bệnh được Bộ Y tế phê duyệt đã bắt đầu tuyển chọn người hiến huyết tương. Sau 2 ngày vận động đã có 5 người tình nguyện hiến huyết tương để đều trị bệnh nhân mắc Covid-19 nặng.

Theo TS.BS Văn Đình Tráng, phụ trách khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương người điều phối chính của nghiên cứu cho biết, trong tình hình hiện nay, dịch bệnh Covid-19 chưa được kiểm soát.

Đặc biệt, chưa có thuốc đặc trị virus mặc dù đã sử dụng các thuốc thử nghiệm như thuốc kháng virus, HIV, thuốc chống giun sán… nhưng không cho kết quả khả quan. Vì vậy cần có phương pháp mới hy vọng “cứu cánh” cho những bệnh nhân mắc Covid-19.

Nguyên lý của phương pháp này là lấy huyết tương của người nhiễm Covid-19 đã hồi phục để truyền cho bệnh nhân bị Covid-19 ở thể trung bình, nặng và nghiêm trọng.  Người bệnh sẽ tiếp nhận kháng thể thụ động từ huyết tương của người hồi phục. Phương pháp điều trị này sẽ cung cấp ngay kháng thể cho người bệnh để tiêu diệt virus SARS-COV-2.

“Phương pháp dùng huyết tương của người hồi phục để chữa bệnh đã có từ rất lâu. Phương pháp này từng được sử dụng để ngăn chặn sự bùng phát của các bệnh gây ra bởi virus như: Viêm da cơ địa, sởi, quai bị, cúm thậm chí SARS năm 2003”, TS Tráng cho hay.

Cũng theo TS Tráng, người đủ điều kiện hiến huyết tương phải từng mắc Covid-19 nhưng đã khỏi, sau xuất viện 14 ngày, tuổi từ 18-65, nặng trên 50 kg với nam và trên 45kg với nữ. Các đối tượng hiến huyết tương sẽ được xét nghiệm miễn phí viêm gan B, HIV, giang mai... nhằm đảm bảo nguồn huyết tương sạch.

Người được nhận huyết tương là bệnh nhân Covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng, được xác định nhiễm nCoV bằng xét nghiệm RT-PCR, tuổi từ 18-75.

“Phương pháp này tương tự việc hiến máu song bác sĩ không sử dụng toàn bộ thành phần máu mà chỉ lấy 600 ml huyết tương. Đặc biệt, phương pháp này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người hiến bởi huyết tương được lọc ngay trong quá trình hiến. Số huyết tương lấy ra sẽ được bù lại bằng dung dịch huyết thanh sinh lý để đảm bảo sức khỏe cho người hiến”, TS Tráng cho biết.

TS.BS Văn Đình Tráng, người điều phối chính của nghiên cứu điều trị bệnh nhân Covid-19 bằng huyết tương của người khỏi bệnh. Ảnh: Ngọc Nga
TS.BS Văn Đình Tráng, người điều phối chính của nghiên cứu điều trị bệnh nhân Covid-19 bằng huyết tương của người khỏi bệnh. Ảnh: Ngọc Nga

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương sẽ là đầu mối chính tiếp nhận và sàng lọc người đến hiến. Bác sĩ Tráng cũng cho biết việc hiến huyết tương là hoàn toàn tự nguyện, người cho có quyền chấm dứt tham gia hiến tặng bắt cứ lúc nào.

“Bệnh viện đang liên lạc với các trường hợp điều trị Covid-19 đã được điều trị khỏi bệnh, vận động hiến huyết tương để điều trị cho các bệnh nhân nặng mắc Covid-19. Người muốn hiến huyết tương có thể liên hệ với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương qua số điện thoại 1900 3228”, BS Tráng chia sẻ.

TS Tráng cũng cho biết, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã bắt đầu tuyển người hiến từ ngày 3/8. Đến nay, sau 2 ngày vận động đã có 5 người tình nguyện hiến huyết tương, trong đó có 1 bác sĩ của bệnh viện. Số huyết tương đầu tiên thu được sẽ ưu tiên dùng cho các bệnh nhân tại Đà Nẵng, nơi diễn biến Covid-19 đang rất căng thẳng.

“Ngay lúc này, chúng tôi kêu gọi những bệnh nhân từng mắc Covid-19 đã khỏi bệnh hãy chung tay cứu chữa bệnh nhân đang “chiến đấu” với Covid-19”, TS Tráng nhấn mạnh.

Đề tài nghiên cứu do Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đồng chủ trì với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, bác sĩ của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương...Thời gian nghiên cứu kéo dài 1 năm từ tháng 8/2020 – 2/2021.


Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.